[Hỏi] Thứ tự bố trí thép giữa đài móng cọc và giằng móng.
[Hỏi] Thứ tự bố trí thép giữa đài móng cọc và giằng móng.
07-04-2019, 08:09
Mấy anh chị cho em hỏi, khi bố trí thép giằng móng chạy vào trong đài móng cọc, thì thép lớp trên của giằng móng phải bố trí phía trên hay phía dưới thép lớp trên của đài móng.
Như thi công thì em thấy người ta bố trí phía dưới của thép đài, làm như thế không biết là để cho dễ làm hay đúng lý thuyết thì làm như thế. Em đang nghĩ truyền lực thì nó như là dầm phụ gác lên dầm chính, giằng móng này truyền lực về đài, phải gác lên thép trên của đài.
Mong các anh chị cho xin ý kiến tham khảo ạ, em cảm ơn.
RE: [Hỏi] Thứ tự bố trí thép giữa đài móng cọc và giằng móng.
10-04-2019, 03:19
Ý kiến của mình như sau:Tùy thuộc mức độ chịu lực và tính toán mà bố trí thứ tự cốt thép; ví dụ các bạn chỉ cho giằng móng là cấu tạo trong khi thép lớp trên đài cọc là chịu lực, thì phải ưu tiên cốt thép trên cho đài
Còn về việc truyền lực, thì không phụ thuộc vào cốt thép, nguyên nhân:
Thép dọc được tính toán là chỉ truyền lực theo phương dọc trục, do đó em có để trên để dưới thì nó không có ý nghĩa
RE: [Hỏi] Thứ tự bố trí thép giữa đài móng cọc và giằng móng.
12-05-2020, 10:24
Em chào anh ạ!
Hiện tại em đang kiểm tra biện pháp thi công của 1 móng bè cao 2,5m (Tổng thể tích bê tông móng này khoảng 16000 m3), em đang chia làm 2 đợt đổ để tránh rơi vào trường hợp bê tông khối lớn (không phải bố trí hệ thống thoát nhiệt bên trong móng).
Em có tham khảo 1 số dự án, có bố trí thép chống nứt giữa 2 đợt đổ bê tông, ví dụ: D25@2000, D10-20@400, D40@2000. 1 số nơi có tính toán cho chi tiết này theo cường độ chịu kéo của bê tông nhưng em thấy không chính xác.
Theo em nguyên nhân chính xảy ra nứt là do co ngót của bê tông. Vậy anh có thể chia sẻ kinh nghiệm tính toán chi tiết thép chống nứt này được không ạ?
Em cảm ơn anh.