CÂU HỎI MÔ HÌNH LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI VỚI NỀN ĐẤT

CÂU HỎI MÔ HÌNH LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI VỚI NỀN ĐẤT

29-11-2012, 14:39

Em có 1 thắc mắt như sau. Trong bài etab của anh anh nói cọc được mô hình bằng phần tử cột(bar). Vậy khi đó anh gán cho hệ số K ở dưới chân cọc. Nhưng theo em được biết, Độ lún với tải trọng không phải là tuyến tính mà nó là phi tuyến tính,khi đó hệ số đàn hồi K cũng thay đổi, Nếu gán như anh vậy có hợp lý không.???? Mong anh trao đổi . Cám ơn bài viết hay của anh.:D.

0

math.art90

Bài viết: 4

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: CÂU HỎI MÔ HÌNH LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI VỚI NỀN ĐẤT

30-11-2012, 05:51

. Sơ đồ của bạn giống của tường vây hơn là của cọc. Trong kết cấu nhà dân dụng thì cọc thường là cọc đài thấp, và được thiết kế để chỉ chịu tải trọng thẳng đứng. Để mô hình hóa đúng hệ số K cho cọc thì trên nguyên tắc chúng ta phải tính lặp để tìm được hệ số K ứng với tải trọng thực tế tác dụng lên đầu cọc. Tuy nhiên trong thực tế thiết kế, hầu như cọc được thiết kế với tải trọng đầu cọc xấp xỉ sức chịu tải, nghĩa là tải trọng gần như đã được dự đoán trước. Do đó hệ số K chỉ thay đổi trong một phạm vi đã định trước (ứng với tải trọng thiết kế) và do đó một cách gần đúng thì có thể chọn một hệ số K để sử dụng trong mô hình làm việc đồng thời. Như vậy, có thể tóm tắt bằng các ý sau:
  • Thực tế là phức tạp, nhưng chúng ta vẫn có thể giả thiết bằng các mô hình đơn giản (việc này diễn ra một cách phổ biến trong thiết kế kết cấu: giả thiết móng tuyệt đối cứng, giả thiết tiết diện phẳng, giả thiết vật liệu đàn hồi tuyến tính ...) với sai số chấp nhận được và được bảo đảm bằng các hệ số an toàn.
  • Sự thay đổi của hệ số K trong phạm vi kháo sát là không đáng kể (ở mức tải trọng đầu cọc cấp xỉ với mức được dự đoán trước)
  • Sự thay đổi không đáng kể của hệ số K dẫn tới sự thay đổi không đáng kể trong việc phân phối lại nội lực trong hệ kết cấu.
Mô hình làm việc đống thời với nền đất tuy còn chưa thực sự sát với thực tế, nhưng đã có hiệu quả trong việc giải quyết các bài toán khác như thiết kế giằng móng, bài toán móng lệch ...

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: CÂU HỎI MÔ HÌNH LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI VỚI NỀN ĐẤT

30-11-2012, 17:03

Hi. Tại cái này đối với Vn còn mới chứ nước ngoài, thì nó xài giống cái mô hình trên. Anh nói sự thay đổi không đáng kể của K, em nghĩ chỉ có nhà tải trọng nhỏ, với lại đất tốt thì mới thế, nếu nhà lớn, và đất có nhiều lớp đất yếu, khi đó K sẽ thay đổi đáng kể đấy ạ,Nếu nguyên cứu chỉ tới đây thôi thì tiết quá. vì không chỉ móng cọc, còn có móng bè trên nền cọc, khi này cần kể đến sự tương tác giữa cọc,đất,nền. Em có đề xuất mô hình, cọc là soild, bản móng là soild, các lớp đất là soild ( có hệ số E,v,Y). Nhưng vì do khối lượng phần tử quá lớn ( máy chạy lâu quá) Nên chưa phân tích được. Nếu dc anh làm thử xem sao.

0

math.art90

Bài viết: 4

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: CÂU HỎI MÔ HÌNH LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI VỚI NỀN ĐẤT

01-12-2012, 13:18

Thành công thì chắc chắn nhưng không biết lúc nào =)). Hahaha. Nhưng nếu Làm thì làm cho tới, Còn làm đơn giản quá thì người ta bắt bẽ, tại sao? lại như vậy? tại sao ?? vậy có đúng không ??. Chắc làm những phần mềm plaxis hoặc geo cho lành. :D

0

math.art90

Bài viết: 4

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,886 bài viết trong 1,696 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,388 (trong đó có 295 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, KeKho

0397 306 689