e chào a Hùng và mọi người ạ, theo như 5574:2018 và 1 số bài đăng e đọc được thì chiều dài neo và nối cốt thép được tính dựa trên sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép nên ảnh hưởng bởi cấp độ bền của bê tông và thép, nhưng e đang thấy là trong phần mềm kcs hiện nay khi triển khai thép cột thì chiều dài nối vẫn được mặc định là 40d, em muốn hỏi là sự khác biệt này có ảnh hưởng quá nhiều trong khi thiết kế không ạ? hoặc có cách nào để thay đổi chiều dài nối trong phần mềm như trong tc quy định không ạ, em tìm để thử thiết lập thông số mà không thấy ạ? em cảm ơn ạ!
0
Chào anh, Theo như mình hiểu thắc mắc của anh cần tham vấn có 2 vấn đề:
Vấn đề 1: Liên quan đến phần mềm KCS chắc nhờ anh Tuấn KCS hoặc các ADMIN và đồng ADMIN hướng dẫn hoặc nếu chờ lâu anh có thể vào Manuel của KCS trong Web hoặc trong chính Tool (công cụ) mà anh đang đề cập để xem và chuyển đôi. Phần mềm hay là Inteligent là phần mềm có khả năng tùy chọn cao Nên KCS cũng không ngoại lệ;
Vấn đề 2: Anh hỏi mặc định 40D (Bốn mươi lần của đường kính thanh thép đang xét) thì có ảnh hương gì không khi sự khác biệt trong thiết kế,...thì có ẢNH HƯỞNG (để lớn vì có nhiều việc vói nó).
Trong vấn đề này chắc anh đã hiểu vấn đề là chiều dài neo, nối đều có tính toán và cấu tạo nên việc 40D mà mặc định là quá dư và có khi không đủ đâu..hihi. Nên mình xin kiến giải thế này Hoàn toàn có ảnh hưởng mình kiến nghị:
a. Anh hưởng khi nó có 2 yếu tố là tính toán và cấu tạo nên nếu thiếu dài neo (với trường hợp thép cường đồ sử dụng cao mà mác bê tông lại thấp thì chiều dài neo phải dài...) thì nguy hiểm có khi sơ đồ lv của nút, mặt cắt đang xét sẽ không lv như giả thiết được. Hay nói cách khác thiết kế bị lỗi. Ảnh hưởng thứ 2 ngược lại nếu chọn quá dư thì gây lãn phí
b. Do xuất phát những điều trên: Anh nên lập 1 bản tính toán bằng EXCEL (đơn giản) trong đó có tổ hợp các loại cường đồ bê tông và thép để làm bản tra hoặc cho tuy chọn để sử dụng khi cần. và điều là trước khi sử dụng PM KCS (hoặc bất kỳ) anh nên (và đã làm) tìm hiểu nó để tùy chọn cho đúng.
c. Đề xuất với PM KCS nên mở rộng thêm mã nguồn này hoặc mở rộng tùy chọn theo hướng tính toán và tùy chọn nhập vào. Cái này chắc dễ dàng thôi phải không sếp Hùng. Mặc đinh có tính toán (khác với hiện nay là nhập Đại 40D - có khi nhẹ lãn phí nặng thì Toan. như dự là ko nặng đau vì nó là trường hợp tiệm cận Max rồi vì áp dụng đúng tiêu chuẩn thì Trai anh hùng (thép Mác cao) phài đi với Gái thuyền quyên (Bê tông Cấp bền cao), Thi nỡ (Bê tông cấp bền thấp) - vào lùm chuối với Chí phèo (thép mác thấp .Không phải Chí Siêm - Mr.Tui..hihi)
1
dạ vâng, em cũng đang thấy là theo 5574 thì cần phải tính, e cũng có bảng tính toán chiều dài neo nối theo CB với B r mà đang muốn triển khai trên kcs, nếu mà cứ 40d thế này thì có thể dư, có thể thiếu (so với tính toán), mà sửa tay thì lại phải thống kê lại (thống kê e thấy là tiện lợi nhất khi dùng kcs đối với e), nên là e đang thắc mắc xíu!
0
Lê Đức
e chào a Hùng và mọi người ạ, theo như 5574:2018 và 1 số bài đăng e đọc được thì chiều dài neo và nối cốt thép được tính dựa trên sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép nên ảnh hưởng bởi cấp độ bền của bê tông và thép, nhưng e đang thấy là trong phần mềm kcs hiện nay khi triển khai thép cột thì chiều dài nối vẫn được mặc định là 40d, em muốn hỏi là sự khác biệt này có ảnh hưởng quá nhiều trong khi thiết kế không ạ? hoặc có cách nào để thay đổi chiều dài nối trong phần mềm như trong tc quy định không ạ, em tìm để thử thiết lập thông số mà không thấy ạ? em cảm ơn ạ!
Chào em, công thức tính toán chỉ ra con số cho phép tối thiểu của chiều dài neo nối
Nhưng trong thực hành cần có những quy tắc đơn giản hóa, để việc thiết kế và thi công đơn giản hơn.
Ví dụ như việc cắt thép gia cường 1/3, 1/4 ở thép đầu gối của dầm cũng là quy tắc đơn giản hóa, về lý thuyết phải thực hiện việc cắt thép theo nguyên lý biểu đồ bao vật liệu phải nằm ngoài (và sát) với biểu đồ bao mô men. Nhưng nếu áp dụng lý thuyết này thì việc thiết kế sẽ trở nên phức tạp, do đó đoạn thép gia cường mới được làm theo quy ước. Quy ước này chỉ áp dụng cho trường hợp thông thường, và thiên về dư thép. Tất nhiên có những trường hợp không phù hợp ví dụ dầm nối các vách v.v.. và người thiết kế cần phải kiểm soát những trường hợp này
Tương tự với chiều dai neo nối, di nhiên có thể tính chính xác nhưng thiết kế truyền thống để đơn giản hóa đã sử dụng quy tắc đơn giản. Tuy nhiên việc dùng 30d hay 40d có thể vẫn thiếu vì nó phụ thuộc vào vật liệu sử dụng. Do đó người thiết kế vẫn phải xem xét trước và sử dụng vật liệu một cách hợp lý; ví dụ mác thép cao mà mác bê tông bé sẽ dẫn đến chiều dài neo nối lớn, và cũng dẫn đến tốn thép vào chiều dài neo nối cũng như gây phức tạp cho thi công.
Phần mềm KCS có chức năng điều chỉnh chiều dài neo nối ví dụ không phải là 30d mà là 35d v.v..
Như vậy kết luận 2 điểm
2
dạ vâng ạ, em cảm ơn câu trả lời của anh ạ, phần điều chỉnh nằm ở thiết lập chung kcs đúng k ạ, hôm trước em vẽ trên bản kcs chưa cập nhật, file cột thì k có tùy chỉnh, còn file dầm hình như có, nên e có chút thắc mắc ạ
1
Lê Đức
dạ vâng ạ, em cảm ơn câu trả lời của anh ạ, phần điều chỉnh nằm ở thiết lập chung kcs đúng k ạ, hôm trước em vẽ trên bản kcs chưa cập nhật, file cột thì k có tùy chỉnh, còn file dầm hình như có, nên e có chút thắc mắc ạ
1
Thống kê diễn dàn
Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,822 bài viết trong 1,672 chủ đề
Số thành viên đã kích hoạt 9,887 (trong đó có 287 VIP Member)
Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Tuong nuce