0
Chào anh! Về vấn đề này theo mình có mấy vấn đề cần quan tâm như sau: (Không riêng gì nhà "dân" hay "nhà nước"
1. Nền phụ thuộc nhiều vào địa chất và đất đắp nền
2. Tải trọng trên nền (Tải trọng thường xuyên, Tạm thời ngắn và dài hạn)
Dựa vào 2 yếu tố trên anh có thể tính toán và kiểm tra với bài toán móng (nền bê tông cốt thép) trên nền đàn hồi. Do bài toán chúng ta cần có hệ số nền nên có thể giả thiết độ lún (chuyển vị dựa trên nhiều yếu tố như độ võng [f] giới hạn cho sàn theo phụ lục của TCVN 2737 - 2023 và ứng với ứng suất từ tải trọng quy đổi. Từ đó, có thể mô hình tính toán và hiệu chỉnh hệ số nền và kiểm tra chuyển vị, hiệu chỉnh dần để chuyển vị và hệ số nền tương đương với giả thiết. Đây là bài toán thiết kế kết cấu nền theo trạng thái giới hạng I (cường độ và ổ định)
Mặt khác, cần kiểm soát độ lún nền thông qua ứng suất gây lún (do không có địa chất nên chỉ có thể kiểm tra ứng suất tại mặt đáy nền - vị trí tiếp xúc của bê tông và nền đất. - cái này thì phụ thuộc vào kinh nghiệm thiết kế và dựa vào lân cận địa chất vùng gần đó . Công việc của ta là kiểm soát ứng suất < sức chịu tải đất nền giả định. Và phần nhiều nên xác định dựa vào tham khảo địa chât lân cận là tốt nhất. Nếu san lấp (tôn nền) cao thì tải trọng khi tính ứng suất để kiểm tra ứng suất gây lún cần kể trọng lượng đất đấp vào)
Vấn đề thứ 3 anh cần quan tâm là lớp đất san lấp: với các lớp đất san lấp cần quan tâm 2 điều: (1) vấn đề xem lớp đất là thành phần tải trọng để tính ứng suất gây lún (ừng suất kiểm tra so sánh sức chịu tải đất nền). (2) đầm chặt lớp đất đắp là vấn đề rất qua trọng khi san lấp cao. vì có những trường hợp nền đất rất tốt nhưng tôn nền 800-1200mm cũng gây nứt nẻ nền nếu ko đằm chặt tốt. Vì lúc đó "cột đất" san lấp sẽ lún với trọng lượng bản thân và tải trọng trên nền qua vài tháng xây dựng.
Tóm lại: Bài toán của anh do không có địa chất nên nó là bài toán so sánh ứng xuất gây lún với sức chịu tải của đất nền và bài toán so sánh này nên chọn ứng xuất gây lún nhỏ hơn (càng nhiều tốt) so với sức chịu tải của đất nền. Thứ 2 là bài toán thiết kế kế cấu sàn nền nếu thỏa đk ứng suất gây lún với sức chịu tải đất nền thì tính toán kc nền bằng bài toán móng trền nền đàn hồi như mình đề cập ở trân. Trường hợp đất yếu lúc đó mình nên xem xét bài toán "nền treo" tương đương với sàn tầng bên trên để không chế và tính toán như sàn bình thường (bỏ qua sức chịu tải của nền - lúc này là bài toán sàn chứ đừng tính nền - Vì nền có chịu nổi đâu mà tính. hihi
Vài lời chia sẽ cùng anh. Thân!
1
Thống kê diễn dàn
Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,822 bài viết trong 1,672 chủ đề
Số thành viên đã kích hoạt 9,887 (trong đó có 287 VIP Member)
Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Tuong nuce