Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

05-04-2018, 17:00

Em chào anh, anh ơi cho em hỏi là: E đang làm 1 cái vách thang máy mới, nằm bên ngoài công trình cũ đã xây dựng, vách thang máy liên kết với cột hiện trạng, bây giờ em không muốn dựng lại sơ đồ công trình cũ. Anh cho em hỏi là khi dựng sơ đồ vách thang máy thì tại các mức sàn (liên kết khoan cấy thép vào công trình cũ) em gán liên kết như thế nào, có người bảo là gán liên kết Springs, mà em không biết cách tính springs này, hay có cách gán liên kết nào khác không ạ, anh chỉ cho em cách tính springs hoặc cách khác được không ạ. Thang máy mới này cao 18 tầng, chiều cao hơn 60m ạ. Em cảm ơn anh ạ.

0

quangdao2411

Bài viết: 22

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

06-04-2018, 03:48

Chào em Không có lời giải chính xác (hoặc quá phức tạp để thực hành) mà chỉ có cách làm gần đúng Vấn đề trọng tâm ở đây là làm sao mô hình được đúng vai trò của nhà hiện trạng đối với vách thang máy mới. Độ lún dọc trục (theo phương thẳng đúng) của công trình hiện trạng sẽ ảnh hưởng tới phân phối nội lực của dầm nối giữa hai công trình này. Do 2 công trình chênh lún gây ra chuyển vị cưỡng bức. Trường hợp nội lực lớn nhất trong dầm là công trinh hiện trạng không lún. (ở đây không xét tới độ lún do nền đất) Dĩ nhiên độ lún dọc trục là do tải trọng gây ra, tuy nhiên cần xác định rằng phần lớn tải trọng gây ra độ lún dọc trục của công trình hiện trạng nằm ở chính bản thân công trình hiện trạng, bao gồm tải trọng bản thân, tải trọng hoàn thiện (tường + sàn), hoạt tải v.v..; khẳng định rằng nó lớn hơn nhiều so với tải trọng của thang máy mới phân phối sang. Và điều cần khẳng định nữa là: nó đã lún rồi, nó đã xảy ra do công trình đã xây dựng xong. Do đó, Kết luận: Không mô hình cả công trình hiện trạng vào vì tốn công sức và cũng không phản ánh được đúng thực tế là công trình hiện trạng không còn lún thêm do tải trọng bản thân của nó nữa (xem thêm phương án 3 dưới đây) Công trình hiện trạng sẽ được thay thể bằng:
  • Phương án 1: Gối cố định,
  • Phương án 2: Gối spring,
  • Phương án 3: Hoặc đơn giản là 1 cái cột có kích thước bằng kích thước của cột hiện trạng trong trường hợp liên kết vào cột, hoặc mô hình 1 khung nhà hiện trạng trong trường hợp liên kết vào dầm. Và lưu ý rằng cần loại bỏ tải trọng kể cả tải trọng bản thân của kết cấu hiện trạng với mục đích loại bỏ độ lún do bản thân công trình hiện trạng (tính từ thời điểm xây khối thang máy vì đã lún rồi)
Trong 3 phương án này thì phương án số 3 có vẻ dễ dàng thực hiện và phản ánh gần như đúng đắn sự làm việc của kết cấu hiện trạng Gần đúng và đơn giản thì có thể làm gối cố định, vì như đã nói ở trên, độ lún của công trình hiện trạng dưới tác dụng phụ thêm của khối thang máy sẽ không đáng kể, Nếu là gối spring, vẫn lưu ý là đây cũng chỉ là cách làm gần đúng, vì khó để xác định được giá trị chính xác, Giá trị spring bằng bao nhiêu ? Để biết nó bằng bao nhiêu thì trước hết phải biết nó là cái gì, spring là độ cứng gối tựa, nó bằng lực để gây ra một đơn vị độ lún; spring được dùng để thay thế cho cột (hoặc dầm) của công trình cũ mà khối thang máy liên kết vào, nên:
  • Nếu vị trí liên kết là cột thì Spring = EA/L, trong đó E là mô đun đàn hồi, A là diện tích tiết diện cột và L là chiều dài cột (tính từ cao độ liên kết xuống móng)
  • Nếu là dầm thì ... vấn đề trở nên phức tạp hơn, vì độ võng của dầm dưới tác dụng của tải trọng tập trung phụ thuộc vào vị trí của tải trọng; em có thể sẽ phải xây dựng mô hình tương đương để xác định được độ võng và từ đó tìm ra độ cứng = lực / độ võng tại vị trí đặt lực
Cuối cùng, anh đề xuất em sử dụng phương án 3 để tính toán; và sau đó thực hiện phương án 1 để so sánh sự khác nhau

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

06-04-2018, 15:02

- Dạ vâng ạ, em cảm ơn anh ạ, "Nếu vị trí liên kết là cột thì Spring = EA/L, trong đó E là mô đun đàn hồi, A là diện tích tiết diện cột và L là chiều dài cột (tính từ cao độ liên kết xuống móng)", Cái này có nghĩa là nếu tầng 2 thì là lấy chiều cao tại tầng 2 xuống móng, tầng 3 thì tại tầng 3 xuống móng, vậy có nghĩa là càng lên cao thì giá trị Springs càng giảm à anh. - Như phương án thứ 3, thì có nghĩa là mình dựng 2 cái cột rồi mô hình gán liên kết vách thang máy mới vào cột đó tại các mức sàn, như vậy cái cột đó vẫn chuyển vị ạ, hay như nào em chưa hiểu mấy ạ, anh giải thích thêm cho em với ạ. - Em cảm ơn anh ạ

0

quangdao2411

Bài viết: 22

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

07-04-2018, 00:57

Những vấn đề này anh nghĩ em cần phải tự tư duy thêm, vì anh đã nói khá rõ phía trên, em phải tận dụng thêm kiến thức về kết cấu của mình nữa em ạ. Ví dụ phần độ cứng là kiến thức của môn sức bền vật liệu chẳng hạn, độ cứng của thanh được đánh giá thế nào v.v.. Về phương án 3, mục đích của việc mô hình cột là để phản ánh được sự làm việc có chuyển vị của cột, nếu không thì mô hình gối đi cho xong em nhỉ ???

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

quangdao2411

Bài viết: 22

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

10-04-2018, 08:27

Hồ Việt Hùng

Chào em Không có lời giải chính xác (hoặc quá phức tạp để thực hành) mà chỉ có cách làm gần đúng Vấn đề trọng tâm ở đây là làm sao mô hình được đúng vai trò của nhà hiện trạng đối với vách thang máy mới. Độ lún dọc trục (theo phương thẳng đúng) của công trình hiện trạng sẽ ảnh hưởng tới phân phối nội lực của dầm nối giữa hai công trình này. Do 2 công trình chênh lún gây ra chuyển vị cưỡng bức. Trường hợp nội lực lớn nhất trong dầm là công trinh hiện trạng không lún. (ở đây không xét tới độ lún do nền đất) Dĩ nhiên độ lún dọc trục là do tải trọng gây ra, tuy nhiên cần xác định rằng phần lớn tải trọng gây ra độ lún dọc trục của công trình hiện trạng nằm ở chính bản thân công trình hiện trạng, bao gồm tải trọng bản thân, tải trọng hoàn thiện (tường + sàn), hoạt tải v.v..; khẳng định rằng nó lớn hơn nhiều so với tải trọng của thang máy mới phân phối sang. Và điều cần khẳng định nữa là: nó đã lún rồi, nó đã xảy ra do công trình đã xây dựng xong. Do đó, Kết luận: Không mô hình cả công trình hiện trạng vào vì tốn công sức và cũng không phản ánh được đúng thực tế là công trình hiện trạng không còn lún thêm do tải trọng bản thân của nó nữa (xem thêm phương án 3 dưới đây) Công trình hiện trạng sẽ được thay thể bằng:

  • Phương án 1: Gối cố định,
  • Phương án 2: Gối spring,
  • Phương án 3: Hoặc đơn giản là 1 cái cột có kích thước bằng kích thước của cột hiện trạng trong trường hợp liên kết vào cột, hoặc mô hình 1 khung nhà hiện trạng trong trường hợp liên kết vào dầm. Và lưu ý rằng cần loại bỏ tải trọng kể cả tải trọng bản thân của kết cấu hiện trạng với mục đích loại bỏ độ lún do bản thân công trình hiện trạng (tính từ thời điểm xây khối thang máy vì đã lún rồi)
Trong 3 phương án này thì phương án số 3 có vẻ dễ dàng thực hiện và phản ánh gần như đúng đắn sự làm việc của kết cấu hiện trạng Gần đúng và đơn giản thì có thể làm gối cố định, vì như đã nói ở trên, độ lún của công trình hiện trạng dưới tác dụng phụ thêm của khối thang máy sẽ không đáng kể, Nếu là gối spring, vẫn lưu ý là đây cũng chỉ là cách làm gần đúng, vì khó để xác định được giá trị chính xác, Giá trị spring bằng bao nhiêu ? Để biết nó bằng bao nhiêu thì trước hết phải biết nó là cái gì, spring là độ cứng gối tựa, nó bằng lực để gây ra một đơn vị độ lún; spring được dùng để thay thế cho cột (hoặc dầm) của công trình cũ mà khối thang máy liên kết vào, nên:
  • Nếu vị trí liên kết là cột thì Spring = EA/L, trong đó E là mô đun đàn hồi, A là diện tích tiết diện cột và L là chiều dài cột (tính từ cao độ liên kết xuống móng)
  • Nếu là dầm thì ... vấn đề trở nên phức tạp hơn, vì độ võng của dầm dưới tác dụng của tải trọng tập trung phụ thuộc vào vị trí của tải trọng; em có thể sẽ phải xây dựng mô hình tương đương để xác định được độ võng và từ đó tìm ra độ cứng = lực / độ võng tại vị trí đặt lực
Cuối cùng, anh đề xuất em sử dụng phương án 3 để tính toán; và sau đó thực hiện phương án 1 để so sánh sự khác nhau

Ngoài lề của bài viết. Anh cho em hỏi anh vẽ hình minh họa bằng phần mềm gì vậy anh ? Cảm ơn anh !

0

huhumalu

Bài viết: 14

Số lượt thích: 0

Tham gia: 23/02/2022

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

10-04-2018, 09:09

huhumalu

Ngoài lề của bài viết. Anh cho em hỏi anh vẽ hình minh họa bằng phần mềm gì vậy anh ? Cảm ơn anh !

. PowerPoint đấy em :)

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

25-05-2018, 09:13

Hồ Việt Hùng

Chào em Không có lời giải chính xác (hoặc quá phức tạp để thực hành) mà chỉ có cách làm gần đúng Vấn đề trọng tâm ở đây là làm sao mô hình được đúng vai trò của nhà hiện trạng đối với vách thang máy mới. Độ lún dọc trục (theo phương thẳng đúng) của công trình hiện trạng sẽ ảnh hưởng tới phân phối nội lực của dầm nối giữa hai công trình này. Do 2 công trình chênh lún gây ra chuyển vị cưỡng bức. Trường hợp nội lực lớn nhất trong dầm là công trinh hiện trạng không lún. (ở đây không xét tới độ lún do nền đất) Dĩ nhiên độ lún dọc trục là do tải trọng gây ra, tuy nhiên cần xác định rằng phần lớn tải trọng gây ra độ lún dọc trục của công trình hiện trạng nằm ở chính bản thân công trình hiện trạng, bao gồm tải trọng bản thân, tải trọng hoàn thiện (tường + sàn), hoạt tải v.v..; khẳng định rằng nó lớn hơn nhiều so với tải trọng của thang máy mới phân phối sang. Và điều cần khẳng định nữa là: nó đã lún rồi, nó đã xảy ra do công trình đã xây dựng xong. Do đó, Kết luận: Không mô hình cả công trình hiện trạng vào vì tốn công sức và cũng không phản ánh được đúng thực tế là công trình hiện trạng không còn lún thêm do tải trọng bản thân của nó nữa (xem thêm phương án 3 dưới đây) Công trình hiện trạng sẽ được thay thể bằng:

  • Phương án 1: Gối cố định,
  • Phương án 2: Gối spring,
  • Phương án 3: Hoặc đơn giản là 1 cái cột có kích thước bằng kích thước của cột hiện trạng trong trường hợp liên kết vào cột, hoặc mô hình 1 khung nhà hiện trạng trong trường hợp liên kết vào dầm. Và lưu ý rằng cần loại bỏ tải trọng kể cả tải trọng bản thân của kết cấu hiện trạng với mục đích loại bỏ độ lún do bản thân công trình hiện trạng (tính từ thời điểm xây khối thang máy vì đã lún rồi)
Trong 3 phương án này thì phương án số 3 có vẻ dễ dàng thực hiện và phản ánh gần như đúng đắn sự làm việc của kết cấu hiện trạng Gần đúng và đơn giản thì có thể làm gối cố định, vì như đã nói ở trên, độ lún của công trình hiện trạng dưới tác dụng phụ thêm của khối thang máy sẽ không đáng kể, Nếu là gối spring, vẫn lưu ý là đây cũng chỉ là cách làm gần đúng, vì khó để xác định được giá trị chính xác, Giá trị spring bằng bao nhiêu ? Để biết nó bằng bao nhiêu thì trước hết phải biết nó là cái gì, spring là độ cứng gối tựa, nó bằng lực để gây ra một đơn vị độ lún; spring được dùng để thay thế cho cột (hoặc dầm) của công trình cũ mà khối thang máy liên kết vào, nên:
  • Nếu vị trí liên kết là cột thì Spring = EA/L, trong đó E là mô đun đàn hồi, A là diện tích tiết diện cột và L là chiều dài cột (tính từ cao độ liên kết xuống móng)
  • Nếu là dầm thì ... vấn đề trở nên phức tạp hơn, vì độ võng của dầm dưới tác dụng của tải trọng tập trung phụ thuộc vào vị trí của tải trọng; em có thể sẽ phải xây dựng mô hình tương đương để xác định được độ võng và từ đó tìm ra độ cứng = lực / độ võng tại vị trí đặt lực
Cuối cùng, anh đề xuất em sử dụng phương án 3 để tính toán; và sau đó thực hiện phương án 1 để so sánh sự khác nhau

Anh hùng cho e hỏi 1 chút ạ. Ở trên a nói spring là độ cứng của gối tựa, vậy sao ở dưới đó a nói là: " Nếu vị trí liên kết là cột thì Spring = EA/L, trong đó E là mô đun đàn hồi, A là diện tích tiết diện cột và L là chiều dài cột (tính từ cao độ liên kết xuống móng) ". Ở đây e ko hiểu cho lắm, mong anh giải thích cho!

0

phong22222

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hỏi về liên kết Springs Vách thang máy làm mới liên kết vào công trình cũ

27-05-2018, 09:39

phong22222

Anh hùng cho e hỏi 1 chút ạ. Ở trên a nói spring là độ cứng của gối tựa, vậy sao ở dưới đó a nói là: " Nếu vị trí liên kết là cột thì Spring = EA/L, trong đó E là mô đun đàn hồi, A là diện tích tiết diện cột và L là chiều dài cột (tính từ cao độ liên kết xuống móng) ". Ở đây e ko hiểu cho lắm, mong anh giải thích cho!

. Độ cứng là giá trị lực để gây ra một đơn vị biến dạng. Đối với cột, biến dạng dọc trục của nó được xác định theo công thức: Delta = N*L/EA; suy ra N = EA*Delta/L Để xác định độ cứng, thay Delta = 1 theo khái niệm, nên độ cứng bằng EA/L

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,886 bài viết trong 1,696 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,382 (trong đó có 297 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, valhellsin

0397 306 689