Chào anh Hùng và mọi người,
Mọi người cho em hỏi là bây giờ mình tính võng sàn trong Safe thì sử dụng tổ hợp nào? Hỏi qua nhiều người thì em thấy chủ yếu là có 3 trường hợp là kiểu 2DL+2SDL+1.5LL hoặc 3DL+3SDL+1.5LL hoặc chia theo kiểu ngắn hạn, dài hạn (cách này làm khá mất thời gian). Không biết là những tổ hợp này thì mình dựa vào tiêu chuẩn hay sách vở nào ạ. Nhờ mọi người giúp đỡ.
Chào em, lý thuyết tính toán độ võng được đề cập trong mục 8.2.3.3.2 của TCVN 5574:2018, tuy vẫn rất khó khăn trong việc tính toán nhưng cũng là cơ sở để xác định tổ hợp sử dụng để tính toán, trong đó có đề cập các tổ hợp sử dụng để tính độ cong bao gồm:
Tác dụng ngắn hạn của toàn độ tải trọng dùng để tính toán biến dạng = DL + SDL + LL(toàn phần)
Tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn = DL + SDL + LL (phần dài hạn)
Tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn = DL + SDL + LL (phần dài hạn)
Trong đó, tác dụng ngắn hạn được tính toán như thông thường; còn tác dụng dài hạn thì các giá trị tính toán của vật liệu cần kể đến tác dụng của từ biến
Tác dụng của từ biến được nêu trong mục 6.1.3.3 và bảng 11 của TCVN 5574:2018, nôm na là mô đun đàn hồi bị giảm do tác dụng của từ biến
Quy định cụ thể em có thể xem thêm trong TCVN 5574:2018, tuy nhiên khác phức tạp, rắc rối, anh cũng không thể trình bày một cách ngắn gọn cho chính xác được, anh cũng có ý định làm công cụ tính độ võng mà cũng phức tạp quá chưa xử lý được :s
Do "nôm na" là mô đun đàn hồi bị giảm khi kể đến từ biến, nên để đơn giản, cá nhân anh cũng sử dụng độ võng đàn hồi thu được trong SAFE rồi nhân lên gấp 2~3 lần để coi như là độ võng dài hạn, chính là cái hệ số trong mấy công thức mà em có nêu; cách làm này ko chính xác nhưng đơn giản và được khác nhiều đơn vị sử dụng để đối chiếu so sánh kiểm tra em ạ
[quote='Ho Viet Hung' pid='14708' dateline='1582688886']
Chào em, lý thuyết tính toán độ võng được đề cập trong mục 8.2.3.3.2 của TCVN 5574:2018, tuy vẫn rất khó khăn trong việc tính toán nhưng cũng là cơ sở để xác định tổ hợp sử dụng để tính toán, trong đó có đề cập các tổ hợp sử dụng để tính độ cong bao gồm:
Tác dụng ngắn hạn của toàn độ tải trọng dùng để tính toán biến dạng = DL + SDL + LL(toàn phần)
Tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn = DL + SDL + LL (phần dài hạn)
Tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn = DL + SDL + LL (phần dài hạn)
Trong đó, tác dụng ngắn hạn được tính toán như thông thường; còn tác dụng dài hạn thì các giá trị tính toán của vật liệu cần kể đến tác dụng của từ biến
Tác dụng của từ biến được nêu trong mục 6.1.3.3 và bảng 11 của TCVN 5574:2018, nôm na là mô đun đàn hồi bị giảm do tác dụng của từ biến
Quy định cụ thể em có thể xem thêm trong TCVN 5574:2018, tuy nhiên khác phức tạp, rắc rối, anh cũng không thể trình bày một cách ngắn gọn cho chính xác được, anh cũng có ý định làm công cụ tính độ võng mà cũng phức tạp quá chưa xử lý được :s
Do "nôm na" là mô đun đàn hồi bị giảm khi kể đến từ biến, nên để đơn giản, cá nhân anh cũng sử dụng độ võng đàn hồi thu được trong SAFE rồi nhân lên gấp 2~3 lần để coi như là độ võng dài hạn, chính là cái hệ số trong mấy công thức mà em có nêu; cách làm này ko chính xác nhưng đơn giản và được khác nhiều đơn vị sử dụng để đối chiếu so sánh kiểm tra em ạ
Mình có đọc bài báo khoa học của Nuyễn Vĩnh Sáng và có tìm hiểu nhưng có nhiều điều còn chưa hiểu lắm. Anh Hùng chắc biết cái này hả anh?
[/quote]
Có bài báo khoa học của Nguyễn Vĩnh Sáng về vấn đề tính độ võng bằng Safe bằng tính năng phân tích phi tuyến gì đó... Mình cũng có xem mấy tháng nay mà vẫn chưa hiểu hết. Share lai đển anh em xem và bàn luận tiếp. Anh Hùng chắc có cao kiến hơn chỉ điểm giúp với. thanks!