Kiểm tra áp lực lên đầu cọc

15-09-2014, 03:47

Theo các bạn việc kiểm tra áp lực lên đầu cọc có cần phải cộng thêm hiệu số trọng lượng cọc và đất bị cọc thay thế không, diễn giải: - Gọi áp lực lên đầu cọc là Pmax - Sức chịu tải cọc là [P] (tính theo đất nền) - Hiệu số trọng lượng cọc và đất bị cọc thế chỗ là W Công thức kiểm tra áp lực lên đầu cọc là (1) hay (2): Pmax+W <= [P] (1) Pmax<= [P] (2)

0

kcsthatnghiep

Bài viết: 102

Số lượt thích: 3

Tham gia: 20/06/2023

RE: Kiểm tra áp lực lên đầu cọc

19-09-2014, 01:37

kcsthatnghiep

Theo các bạn việc kiểm tra áp lực lên đầu cọc có cần phải cộng thêm hiệu số trọng lượng cọc và đất bị cọc thay thế không, diễn giải: - Gọi áp lực lên đầu cọc là Pmax - Sức chịu tải cọc là [P] (tính theo đất nền) - Hiệu số trọng lượng cọc và đất bị cọc thế chỗ là W Công thức kiểm tra áp lực lên đầu cọc là (1) hay (2): Pmax+W <= [P] (1) Pmax<= [P] (2)

mình nghĩ là công thức thư 2.vì để có được [p] thì cọc đã phải qua thí nghiệm nén tĩnh ở hiện trường.mà thí nghiệm nén tĩnh ở hiện trường thì phải thí nghiệm cọc thật,có nghĩa là cọc đã mang trọng lượng bản thân của nó rồi.

0

Lê Thành

Bài viết: 96

Số lượt thích: 2

Tham gia: 06/10/2021

RE: Kiểm tra áp lực lên đầu cọc

19-09-2014, 02:53

Lê Thành

mình nghĩ là công thức thư 2.vì để có được [p] thì cọc đã phải qua thí nghiệm nén tĩnh ở hiện trường.mà thí nghiệm nén tĩnh ở hiện trường thì phải thí nghiệm cọc thật,có nghĩa là cọc đã mang trọng lượng bản thân của nó rồi.

. Ngoài ý này ra, theo mình sử dụng điều kiện nào là phụ thuộc vào công thức tính toán, có công thức quy định phải kể đến W, có công thức không quy định phải sử dụng W; các công thức này đều là công thức thực nghiệm, bản chất nằm trong thực nghiệm, nên cứ tôn trọng chứ không nên tùy ý kể đến W hay là không. Nhưng mình thấy ý của bạn về việc thí nghiệm đã kể đến W là rất hay. Chỉ có điều khi chưa có thí nghiệm thì cần cân nhắc. Việc có kể đến W trong công thức (12) của TCXD 195-1997 theo mình là chưa khoa học lắm, vì nó làm mất đi sự thống nhất (khi chưa có kết quả nén tĩnh và đã có kết quả nén tĩnh), hơn nữa, trên thực tế giá trị của tải trọng W là không đáng kể. Ví dụ cọc khoan nhồi D1200 dài 42m thì W = 37T; cọc ép 300 dài 42m thì W = 3T; hầu như những giá trị này có ý nghĩa không nhiều trong tính toán các loại cọc trên.

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Kiểm tra áp lực lên đầu cọc

19-09-2014, 04:53

Lâu quá em không đọc mấy kiến thức này Mình đồng ý với ý kiến của bạn kcsthatnghiep Nếu có thí nghiệm nào đó kiểm tra áp lực lên đất nền tại mũi cọc thì lúc đó chắc sẽ cần kể đến tới trọng lượng bản thân cảu cọc :)

0

Mai Smarthome

Bài viết: 1

Số lượt thích: 0

Tham gia: 25/11/2022

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,886 bài viết trong 1,696 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,387 (trong đó có 295 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, 1

0397 306 689