THEO CÁC ANH CHỊ TRONG 2 YẾU TỐ LÀ CƠ BẢN (CB) VÀ NÂNG CAO (NC) ĐÂU LÀ ĐIỀU KHÓ NHẤT?
Do đây là câu hỏi mở nên sẽ có không ít anh em sẽ chọn NC và số ít sẽ chọn CB. Em xin đoán tỷ lệ nhé (95% cho NC và tiểu số là CB). hihi. Rất lạ thay em là tiểu số các bác ạ!
Quay lại chủ đề chính: Em đặt chủ đề này nhằm giúp cho những người tiểu số có thể chia sẽ thêm và những người Yêu màu hồng, thí hòa đồng thích đều khó...hihi. có sự chia sẽ và cùng nhau hiểu biêt vận dụng tiến bộ. Nói cho ghê vậy chứ em Đang là Phó thường dân đang rỗi nghề cần học việc mong các bác chỉ giúp.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mình đang cần học lại vỡ lòng... Các anh có những điều basic nhất về hệ thống Standar hoặc Code của kết cấu không? Cho tiểu đệ xin với. Tài liệu có rất nhiều nhưng em muốn tiếp xúc vỡ lòng nhất và như trong lời dẫn của em đó là điều tối quan trọng (theo quan điểm của em và một số ít các anh có cùng quan điểm).
Ví dụ như: Phân loại đâu là tiêu chuẩn nào có tính pháp lý, nguồn gốc, cách hành văn và biên soạn tiêu chuẩn cuar các hệ thống tiêu chuẩn trên thế giới.
Liên tưởng: Giống như kiểu Việt Nam ta thì có: Hệ thống Quy phạm (theo cách gọi cỗ-lâu) thì có Quy chuẩn, tiêu chuẩn,..Các văn bản hướng dẫn kiểu tóm lượt của của các cơ quan chuyên môn như Viện IBST, Viện quy hoạch Kiến trúc,...Hướng dẫn nội bộ của TP.HCM, Hà nội về tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết kế, thi công và nghiệm thu các công trình có tầng hầm chẳn hạn.
Và hệ thống Quy phạm (tạm gọi văn bản pháp quy kỹ thuật, cụ thể ở đây là lĩnh vực KC xây dựng) chia ra làm 2 loại: Bắt buộc và không bắt buộc như:
BẮT BUỘC: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng (Thông thường nó có nằm trong hạng nhóm chứ không phải lúc nào cứ tiêu chuẩn là công bố khuyến khích áp dụng.) Ví dụ như Tiêu chuển về an toàn lao động, tiêu chuẩn về môi trường,....
KHÔNG BẮT BUỘC (Thường là kèm theo ban hành và khuyến khích áp dụng): Tiêu chuẩn còn lại, các tài liệu của các cơ quan tổ chức chuyên môn viện trường: IBST, Hội Kết cấu sư (chưa có thông tin có tài liệu nào), các bài báo cáo khoa học của các Master (có khi vì yêu thích và có khi vì viết cho đủ số lượng -để phong học vị học hàm,...hihi. Ai có thì đừng giận vì thực tế cơ chế, XH đẻ ra như vậy,...nên đừng chém em nhe); Hệ thống tiêu chuẩn cơ sở: Ví dụ như Sika có tiêu chuẩn cơ sơ để công bố các mức chất lượng mà học sx; Rồi ông sơn Dulex,.Trần thạch cao....
CẦN LẮM ĐIỀU BASIC NÀY: Để chi? Để vận dụng cho đúng và cần có tiếng nói chung giữa các mối quan hệ trong xâu chuổi làm việc của ngành mình (Thiết kế, Thẩm tra, Thẩm định, Thi công, Giám sát, thanh tra). Do tính chất bảo vệ và phản biện nên thường sẽ phát sinh mâu thuẩn "đối kháng" (giống đánh nhau quá). Thì khi đó tiến nói chung chinh là các hệ thống này
Đã phân loại được và chức năng của nó thì sẽ hiểu và tránh tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt" hoặc có một số ít bộ phận anh em mình đóng vai trò trong chuỗi lưới "thức ăn" quan hệ thì tỏ ra sợ,..thôi kệ m* đi cư theo "Nó" đi cho xong....Nhưng Mình đang làm việc với tinh thần khoa học + có phần XH. Nên đúng nghĩa phải sợ là chết m* mình áp dụng sai công thức áp dụng không đúng hệ thống quy phạm rồi hoặc với phải cái Quy phạm version đời thấp và nó bị phủ định mất rồi...hihi
(TRÊN ĐÂY LÀ CHIA SẼ RẤT BASIC VỀ CÁCH HIỂU THUẦN VIỆC VÀ RẤT FRE. NHƯ CỐ GẮN NÓI ĐỂ ĐƯA RA CÁI "SỰ CẦN THIẾT" CỦA CHỦ ĐỀ EM CẦN VỚI HỆ THỐNG NGOẠI: US, EN, GB, JS, ....) Nên có những gì chưa đúng các anh tiền bối cứ "tát" thẳng tay ah!)
P/S: Vấn đề này được Import qua KCS CONNECT từ KCS VIP MEMBERS để khỏi trôi bài trong nền tảng Zalo, xuyên lục địa diễn đàn. Thân ái.
2
TIẾP TỤC CHÚNG TÔI NÓI VỀ CHÚNG TA:
Ta có luật Tiêu chuẩn Quốc hôi 11 - "TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT" trong đó quy định tương đối những điều cơ bản nhất (trong file đính kèm)
Có thể nói quy chuẩn là luật, và bắt buộc áp dụng...Nó tinh gọn nhất
1
CÒN GỌI "QUY PHẠM" LÀ PHẠM LUẬT NHE CÁC BÁC. HIHI! (kể từ 01/01/2007)
Vì kể từ khi ban nhành luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn thì các Quy phạm và... tương đương cấp Quy chuẩn kỹ thuật này đều được xem xét chuyển về QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Luận cứ thể hiện tại Điều khoản thi hành:
"Các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng đã được ban hành phục vụ quản lý nhà nước được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật"
_____________________
p/s: Thực tế có một số tiêu chuẩn bị điều chỉnh bỡi luật đã được chuyển với Hình thức "bình mới rượu cũ". VD: TCXDVN 356 - 2005 chuyển thành TCVN 5574 - 2012 có thể tham khảo công văn điều chỉnh 169 tiêu chuẩn dưới dạng này. Từ này anh em KS mình phải khai tử với cụm từ Quy phạm nhe anh em hihi (Nếu như không bị phạm luật) hihi
1
HÔM NAY TA TIẾP TỤC "CHÚNG TÔI NÓI VỀ CHÚNG TA" - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIÊU CHUẨN ĐÓ LỖI THỜI (HÊT HIỆU LỰC HOẶC SANG TÊN ĐỔI HỌ)
Như chia sẽ các bài trên, thì khi ngày 01/01/2007 khi mà luật tiêu chuẩn có hiệu lực thì các tiêu chuẩn khác đều chuyển đổi về tiêu chuẩn quốc gia:
Cụ thể các số hiệu tiêu chuẩn bắt đầu từ: "TCXD, TCXDVN,.." Đều được xoát xét chuyển thành TCVN có 2 dạng:
1. Xoát xét có chỉnh sửa nội dung và tên họ (-->TCVN)
2. Chuyển đổi dạng Bình mới rượu cũ: Chỉ chuyển đổi tên không thay đổi nội dung. Ví dụ TCXDVN 356 : 2005 --> TCVN 5574 : 20212. (cái TC kinh điển mà ai cũng biết nếu là dân Bê tông cốt thép)
0
Hôm nay gửi thêm các anh List tình trạng hiệu lự tiêu chuẩn việt Nam đến thời điểm hiện nay
0
Hôm nay, ngày 25/06/2024 - Nhân một đêm mất ngủ vì những cái Basic, Lần này mình bàn về cái cơ bản trong tiêu chuẩn nói chung ở VN mình và cách các thầy cô trong nhà trường Đại học dạy có gì khác biệt và hệ quả (đôi khi là hệ lụy, và hậu quả) Vấn đề như sau:
1. Vấn đề: Hôm nay mình muốn nói về cách các thầy cô chúng ta dạy trong nhà trường theo kiểu "bẻ câu", "bẻ chữ": TĨNH TẢI, HOẠT TẢI So sánh lại trong tieu chuẩn Tải trọng hiện hành 2737:2023 (kể cả V1995) cũng không tìm thấy đâu tên gọi này. Ngồi ngẩm nghỉ mãi thì ra là...À! có thể để giúp SV có thể cảm nhận được cái tính chất tải trọng ấy dạng Tĩnh (DEAD -không di chuyển và gắn liền với cấu kiện, công trình cả vòng đời công trinh - cái tương đương trong tiêu chuẩn là Tải trọng Thường xuyên (permanent load (G)). Tương tự Hoạt tải là cái tải di chuyển (LIVE tương ứng tiêu chuẩn là Tải trọng tạm thời Q variable load....hihi (Nói thật mình cũng là một hậu quả - hay hệ quả của thực trạng này)
2. Bàn luận: Không biết tự bao giờ cái phân loại này từ phi tiêu chuẩn thành "CÁI CHUẨN" để từ đó dẫn tới khi đi làm, hội nhập ta lại phải khập kiển update. Hazz! Update kiểu "làm cuộc cách mạng" hihi. Khi đi làm chúng ta chỉ nói với nhau là tiêu chuẩn và Quy chuẩn chứ không thể nói theo GS...sách giáo trình trang mấy có nói...
Quay lại vấn đề phân loại cại tiêu chuẩn từ mãi năm 1995 đã có hướng tiếp cận "Phân loại tải trọng" theo: Thường xuyên, tạm thời (ngắn hạn và dài hạn) - Hay nói cách khác là phân loại theo tính chất tác động theo thời gian tồn tại hoặc thời gian tác động. Khác hoàn toàn với tính chất phân loại các thầy cô dạy là tĩnh và động (hoạt). Nên hệ quả là chúng ta luôn cảm thấy nó quá lạ lẫm. Có lần có anh bạn trên diễn đàn KCS hỏi "Tiêu chuẩn lần này sau khác quá vậy theo cái mới này Hoạt tải, tỉnh tải nhân hệ số độ tin cậy thế nào????.... XIn thưa là lâu rồi (1995) cũng không ai (Tiêu chuẩn) không có kiểu gọi hoạt tải, tĩnh tải... hihi...
Bỡi vậy vẫn theo cái kiểu các bác sính ngoại có cơ sở nói "Giáo dục của ta khi ra trường không thể ứng dụng ngay được"....
Tóm lại vấn đề hôm nay: Nên chăn phân biệt cách đặt tên tải trọng Hoạt tải, tĩnh tải bỏ đi hoặc nên phân biệt rỏ tên này là để kể (đặt gợi nhớ) và dần dần phải gọi: Tải trọng thường xuyên, Tải trọng tạm thời (kiểu B22.5 (Mác 300)).
---Một đêm mất ngủ---
0
Thống kê diễn dàn
Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,881 bài viết trong 1,694 chủ đề
Số thành viên đã kích hoạt 10,362 (trong đó có 299 VIP Member)
Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Dzang