0
chichi
Công trình em đang lên mô hình có 14 tầng ( có 2 tầng hầm) từ tầng 4 trở lên tách làm 2 khối. Chú ý từ tầng hầm lên thì ở vị trí giữ 2 khối các cột của 2 bên độc lập cách nhau 5cm, có vài vị trí dầm nối liền 2 khối. Nhờ anh Hùng chỉ giúp em các bước tính toán gió động, phân tích dao động đối với công trình trên. Nên tách ra hay gộp lại và các điều cần chú ý ! Em cám ơn nhiều ah !
Khi gặp công trình có nhiều khối, mình nghĩ bạn cũng đã băn khoăn về vấn đề cốt lõi: sự dao động cùng chiều và ngược chiều giữa các khối sẽ tác động như thế nào đến khối đế. Về mặt dao động, Etab sẽ phân tích được dạng dao động đầy đủ của công trình khi bạn gán các khối bởi các Diaphragm khác nhau Hình trên là cách gán các Diaphram khi công trình có nhiều khối, trong đó khối đế được gán bằng diaphragm D-0, các khối phía trên được gán bằng D-1 và D-2; sau khi phân tích dao động, bạn có thể quan sát các dạng dao động và thấy các khối đã dao động độc lập. Ví dụ, có thể D1 sẽ dao động cùng chiều hoặc ngược chiều với D-2
Trong thực hành thiết kế, khá phức tạp vì tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995 không thể thực hiện tự động trong Etabs (Nội dung này theo phiên bản mới TCVN 2737:2023 đã có thể khắc phục được). Với công trình mình đã từng thực hiện, mình đã chia các khối riêng rẽ ra các file Etab riêng, tính toán dao động của riêng từng khối, tính tải trọng gió của riêng từng khối. Sau đó gán vào mô hình tổng thể. Ví dụ GX_K1 là gió theo phương X của khối 1; và GX_K2 là gió theo phương X của khối 2; sau đó khi tổ hợp, thực hiện các tổ hợp là:
0
0
chichi
Thanks a ! Em chưa làm ct như vậy bao giờ nên thấy mơ hồ quá. Như thế tức là mình sẽ dựng 1 mô hình cho khối đế + khối D1, 1 mô hình cho khối đế + D2. Phân tích độc lập 2 mô hình, tính toán tải gió riêng rồi gán vào mô hình tổng thể phải không ạ? Như vậy thì cái khối đế sẽ lấy tải theo dao động của cái nào nhỉ, hay cứ lấy theo cái nguy hiểm hơn. Mà nếu 2 cái mô hình kia số dạng dao động cần phải tính toán không bằng nhau...??? thì sao nhỉ? À ! Cái dầu cộng trừ ở tổ hợp ý nghĩa có phải là tính đến sự dao động cùng chiều, ngược chiều của 2 khối phải ko anh Hùng?
0
Hồ Việt Hùng
Khi gặp công trình có nhiều khối, mình nghĩ bạn cũng đã băn khoăn về vấn đề cốt lõi: sự dao động cùng chiều và ngược chiều giữa các khối sẽ tác động như thế nào đến khối đế. Về mặt dao động, Etab sẽ phân tích được dạng dao động đầy đủ của công trình khi bạn gán các khối bởi các Diaphragm khác nhau Hình trên là cách gán các Diaphram khi công trình có nhiều khối, trong đó khối đế được gán bằng diaphragm D-0, các khối phía trên được gán bằng D-1 và D-2; sau khi phân tích dao động, bạn có thể quan sát các dạng dao động và thấy các khối đã dao động độc lập. Ví dụ, có thể D1 sẽ dao động cùng chiều hoặc ngược chiều với D-2
Trong thực hành thiết kế, khá phức tạp vì tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995 không thể thực hiện tự động trong Etabs (Nội dung này theo phiên bản mới TCVN 2737:2023 đã có thể khắc phục được). Với công trình mình đã từng thực hiện, mình đã chia các khối riêng rẽ ra các file Etab riêng, tính toán dao động của riêng từng khối, tính tải trọng gió của riêng từng khối. Sau đó gán vào mô hình tổng thể. Ví dụ GX_K1 là gió theo phương X của khối 1; và GX_K2 là gió theo phương X của khối 2; sau đó khi tổ hợp, thực hiện các tổ hợp là:
0
trungql
Liệu rằng tính toán như thế này có chính xác ko bác Hùng? vì rằng gió đã tác động theo phương X thì cho cả 2 khối luôn, làm gì có chuyện khối này xuôi, khối khác lại là gió ngược????
0
Hồ Việt Hùng
. Mình nghĩ rằng chiều gió tác động thì có thể cùng 1 chiều; nhưng chiều dao động thì có thể ngược chiều; và do đó tác động quán tính có thể ngược chiều giữa hai khối
0
Thống kê diễn dàn
Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,882 bài viết trong 1,695 chủ đề
Số thành viên đã kích hoạt 10,365 (trong đó có 295 VIP Member)
Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Toanpio