Anh Hùng cho em hỏi chút là: Khi khai báo hệ số spring với các trường hợp là: P/0.016m; P/0.0016m; P/0.16 thì cho 3 kết quả là gần giống nhau. Liệu có phải em làm sai không anh?
Mong anh giải đáp giúp em.
Em cảm ơn anh!
Em đọc mục 1.3 của tài liệu này nhé: http://ketcausoft.com/forum/attachment.php?aid=747
Sự thay đổi giá trị của hệ số Spring không ảnh hưởng nhiều đối với tải trọng thẳng đứng, nhưng đối với tải trọng ngang thì sẽ có ảnh hưởng
Anh hùng ơi, dạo trước em có xem và load 2 ví dụ móng cọc lệch tâm bằng safe của A, giờ em tìm lại mà không thấy anh giúp em cho em xin địa chỉ để em học tập , cảm ơn anh.
Không biết có phải cái này không: http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/P16121901-bai-toan-thiet-ke-mong-coc-lech-tam.php
Em thử search từ khóa trên Google đi em
Anh Hùng cho em hỏi một vấn đề về cách tính toán mòng bằng safe sử dụng gối spring có độ cứng nhất định sau khi xuất kết quả thu được phản lục đầu cọc Fz= a nào đó mà khi thiết kế là thường lấy a<= Ptk.
Tuy nhiên em thấy giá trị a này chưa phản ánh đầy đủ lực làm việc thực tế của cọc dưới tác dụng của tải trọng công trình truyền xuống thông thường bao gồm cả lực dọc Fz, môment, và lực cắt.
Như vậy để thiết kế cọc mà bỏ qua hai giá trị Mooment và lực cắt như vậy có an toàn không?
Nêu kể đến hai thành phần trên thì mình làm sao để xuất ra giá trị của nó đem đi tính toán?
Trân trọng!
Hi em,
Đính chính là là không chỉ có SAFE, tính bằng phương pháp nào thì em cũng sẽ so sánh tải đầu cọc Fz với sức chịu tải Ptk
Khi xuất từ Etabs sang Safe, thì Etabs có xuất cả lực cắt và mô men em nhé, em có thể click chuột phải vào điểm chân cột để xem giá trị tải trọng chân cột trong Safe. Như vấy chắc chắn Safe sẽ kể đến mô men trong chân cột để tính toán; còn cách thức kể đến lực cắt thì anh chưa chắc chắn, mặc dù có lực cắt được xuất từ Etabs, nhưng SAFE có kể đến ảnh hưởng tới cọc (cụ thể là Fz trong spring) thì anh nghĩ là không
Gửi A. HùngĐúng là khi xuất từ etabs sang safe đã đầy đủ các trường hợp tải trọng qua đó nội lực xuống chân cột đã đủ tất cả thành phần lực dọc ,lực cắt và Môment tại vị trí trân cột cho tất cả các trường hợp tải đó.
Như vậy là khi safe tính toán đã kể đến các thành phần đó như anh đã nói.
Nhưng ý em là khi mình mô hình tương tác phần giao thoa đất, cọc với đà cọc là gối lò xo Spring tại vị trí đáy đài kết quả sau khi chạy safe chỉ thu được lực dọc Fz mà không thu được mooment lực cắt trong cọc điều này phản ánh không đúng điều kiện làm việc của cây cọc vì vậy kiểm tra điều kiện làm việc của cọc chủ yếu về mặt chụi nén đơn thuần vậy có ổn không anh?
Có cách nào phân bố nội lực chân cột chính xác vào vị trí các cọc để kiểm tra tất cả các điều kiện cho một cây cọc được thiết kế không anh?
Brs
Hi em,
Theo anh em suy nghĩ chưa hợp lý
Các công trình dân dụng chủ yếu là cọc đài thấp, và đối với cọc đài thấp thì chủ yếu cọc chỉ chịu kéo nén, đây là giả thiết và cũng là cơ sở để tính toán thiết kế móng cọc bao lâu nay, dù em có dùng Safe hay không. Đi kèm với đó là đài cọc và hệ thống giằng phải chịu lực cắt ở chân cột, dựa trên áp lực đất bị động. Mô men sẽ được đáp ứng bới các cặp ngẫu lực do sự sai khác giữa các phản lực đầu cọc với nhau; ví dụ 2 cọc cách nhau 1m, F1=29T, F2=31T; như vậy 2 cọc này đã kháng 1 mô men = (31-29)*1 = 2 Tm
Trường hợp cọc cần xét đến mô men và lực cắt truyền từ đài là trường hợp móng cọc đài cao (ví dụ nền đất phía trên quá yếu, hoặc đài nằm hẳn trên mặt đất như mố trụ cầu).
Lúc này cần xây dựng một mô hình cọc như cột với các đặc điểm:
Chiều dài cột = chiều dài ngàm tính toán của cọc. Chiều dài này xác định phụ thuộc điều kiện địa chất (không phải chiều dài thực của cọc); xem trong phụ lục của các tiêu chuẩn móng cọc đều có cách xác định chiều dài này
Mô hình các spring theo phương ngang trên dọc chiều dài cột
Tuy nhiên, làm gì thì làm, cần hiểu vấn đề có phù hợp với lý thuyết tính toán hay không. Không nên vì có phần mềm mà áp dụng những nội dung không phù hợp