Rigid diaphragms có độ cứng vô cùng trong mặt phẳng, và do đó chúng không có biến dạng ngoài mặt phẳng cũng như nội lực tương ứng, trái lại Semi-rigid diaphragms mô phỏng độ cứng, biểu hiện thực tế trong mặt phẳng. Với hầu hết hệ thống sàn bê tông cốt thép, mà trong đó sàn đủ dày và biến dạng ngoài mặt phẳng (membrane deformation) do tải trọng ngang là không đáng kể, khai báo sàn dạng rigid diaphragms cho kết quả phân tích kết cấu gần giống với kết quả khi khai báo sạng semi-rigid diaphragms, trong khi phân tích dạng rigid diaphrams sẽ nhanh hơn. Dạng khai báo sàn là Semi-rigid nên được thực hiện khi biến dạng ngoài mặt phẳng là đáng kể, hoặc khi tiêu chuẩn có yêu cầu.
NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH
·
Về công thức tính toán – Các thành phần của độ cứng vô cùng trong mặt phẳng của ma trận độ cứng của Rigid diaphragm được rút gọn lại, giảm thời gian tính toán.
·
Độ lệch tâm – Với Rigid diaphragms, độ lệch tâm ngẫu nhiên liên kết với tải trọng động đất được tập trung lại tại tâm khối lượng, trái lại, Semi-rigid diaphragm, độ lệch tâm ngẫu nhiên được phân bổ tại tất cả các nút đối với tải trọng động đất. Nếu không có diaphragm được gán, độ lệch tâm sẽ không được gán vào bất kì nút nào. Với trường hợp của gió và rigid diaphragm, tải trọng được gán vào tâm hình học, trong trường hợp semi-rigid diaphragm, tải trọng sẽ được phân bố ở 10 nút, do đó tổng các lực này với trọng tâm sẽ bằng nhau với trường hợp gió ngang và gió xoắn.
·
Kết quả lực – In-plane chord, shear, and collector forces chỉ được hiển thị khi khai báo là Semi-Rigid.
(Các lực này không có từ tiếng Việt tương ứng và cũng là khái niệm tương đối lạ, các bạn có thể xem thêm tại:
http://www.mcvicker.com/vwall/page011.htm )
Dịch từ:
https://wiki.csiamerica.com/display/etabs/Rigid+vs.+Semi-rigid+diaphragm#