TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

30-09-2023, 10:00

Chào các bạn. Chủ đề này được tạo ra để thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn TCVN 2737:2023 - Tải trọng và tác động

Như chúng ta đã biết, phiên bản final được update mới đây đã được sửa khá nhiều lỗi chính tả, các bạn có thể download tại đây: https://ketcausoft.com/tailieu/posts/tcvn-2737-2023-tai-trong-va-tac-dong

Mặc dù vậy, vẫn có khá nhiều vướng mắc khi đưa vào áp dụng và tiêu chuẩn vẫn đang tiếp tục được chỉnh lý

Chúng ta cùng trao đổi nhé

7

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

02-10-2023, 11:58

Ủng hộ Trend này của Idol. Để ở đây khi cần tra lại không bị trôi như nhom Zalo VIP member.

1

HCSIEM

Bài viết: 143

Số lượt thích: 79

Tham gia: 12/10/2021

RE: TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

02-10-2023, 14:11

Trong bảng F.5a (TCVN 2737:2023). Khi q = 0°, áp lực thay đổi nhanh giữa các giá trị âm và dương khi góc dốc - 5° ≤  ≤ + 45°, do đó cả hai giá trị âm và dương đều được nêu trong bảng này. Đối với mái này, cần xét hai trường hợp: một là với tất cả các giá trị dương và hai là với tất cả các giá trị âm. Không được xét đồng thời giá trị âm và dương trên cùng một mặt.

Em có gió thổi theo phương X WINDX, tác dụng lên mái dốc 2 phía có góc là 27 độ. Thì theo như tiêu chuẩn mình phải xét 2 trường hợp là WINDX1 (dấu âm) và WINDX2 (dấu dương) hả anh?

1

dddkhang1992

Bài viết: 5

Số lượt thích: 3

Tham gia: 10/02/2022

RE: RE: TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

03-10-2023, 12:38

dddkhang1992

Trong bảng F.5a (TCVN 2737:2023). Khi q = 0°, áp lực thay đổi nhanh giữa các giá trị âm và dương khi góc dốc - 5° ≤  ≤ + 45°, do đó cả hai giá trị âm và dương đều được nêu trong bảng này. Đối với mái này, cần xét hai trường hợp: một là với tất cả các giá trị dương và hai là với tất cả các giá trị âm. Không được xét đồng thời giá trị âm và dương trên cùng một mặt.

Em có gió thổi theo phương X WINDX, tác dụng lên mái dốc 2 phía có góc là 27 độ. Thì theo như tiêu chuẩn mình phải xét 2 trường hợp là WINDX1 (dấu âm) và WINDX2 (dấu dương) hả anh?

Theo ghi chú 1 trong bảng, mái dốc có 2 mặt (mặt trái tương ứng với các vùng F, G, H và mặt phải tương ứng với các vùng I, J), không được xét đồng thời cả giá trị âm và giá trị dương trên cùng 1 mặt. Với trường hợp gió thổi góc 0 độ, góc dốc mái là 27 độ thì mình cần nội suy trong khoảng góc 15 độ và 30 độ, vùng này có cả 2 dòng giá trị âm và dương, như vậy cần nội suy theo thứ tự, một là với các giá trị ở dòng bên trên, hai là giá trị ở dòng bên dưới. Với gió X tương ứng với góc gió thổi 0 độ, ta cần chia thành 2 trường hợp là WINDX1 và WINDX2 giống như anh nêu trên. Anh xem hình đính kèm dưới đây anh nhé.

4

Mai Anh Tuấn

Bài viết: 71

Số lượt thích: 29

Tham gia: 12/11/2021

RE: RE: TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

11-10-2023, 14:52

Hi, anh em, Chủ Top! Cho Siêm hỏi khi mình tính gió 1 nhà (công trình thì có cần phải xét đến áp lực trong hay không) Nghĩa là ứng với Nhà xưởng có mai dốc 2 phía thì áp dụng F4 + F12

0

HCSIEM

Bài viết: 143

Số lượt thích: 79

Tham gia: 12/10/2021

RE: TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

17-10-2023, 21:27

Các anh em cho hỏi là bây giờ gán tải phân bố đều cho sàn bình thường là chỉ gán tải ngắn hạn theo bảng 4 phải không? Vì mình thấy Trong CHÚ THÍCH mục 6.2 có ghi "Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tạm thời ngắn hạn và giá trị tiêu chuẩn giảm (xem 5.4h) của nó không được xét đồng thời trong cùng một tổ hợp tải trọng".

Mong anh em cho ý kiến

 

0

Mr Q

Bài viết: 8

Số lượt thích: 1

Tham gia: 25/01/2022

RE: TCVN 2737:2023 - Thảo luận về các vấn đề vướng mắc khi sử dụng

18-10-2023, 12:28

Mr Q

Các anh em cho hỏi là bây giờ gán tải phân bố đều cho sàn bình thường là chỉ gán tải ngắn hạn theo bảng 4 phải không? Vì mình thấy Trong CHÚ THÍCH mục 6.2 có ghi "Giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tạm thời ngắn hạn và giá trị tiêu chuẩn giảm (xem 5.4h) của nó không được xét đồng thời trong cùng một tổ hợp tải trọng".

Mong anh em cho ý kiến

 

Cái này tùy thuộc và anh (người thiết kế). Anh hoạch định cái tổ hợp của anh thế nào. Nếu anh chỉ nhập vào Ngăn hạn thì anh có thể kể phần dài hạng trong to hop bang nhan he so giam. Hoac ke no la 1 truong hop tai (nghia la anh da nhân trước). Nhưng không được kể hai thanh phần này vào cùng 1 trường hợp tổ hợp vì sẽ lặp lại tải (thừa tải). Ví dụ: Tải tạm thời ngắn hạn (Nh) và Thường xuyên dài hạn (Dh):

Cách 1: 

Định nghĩa: Ngắn hạn cho trường hợp phòng căn hộ 1.5kN/m2 (Nh=1.5kN/m2), Dài hạn (để kiểm tra trạng thái GH 2) Dh = Nh*0.35 = 0.525kN/m2 (gán riêng 2 trường hợp tải)

(đây là PP nhân trước). Khi tổ hợp kể thành phần nào thì gọi thành phần đó kết hwpj với hệ số tổ hợp tương ứng;

Cach 2:

Định nghĩa: Chỉ cần định nghĩa Trường hợp tải là Nh (theo bảng 4) thì khi tổ hợp nhân vào hệ số giảm để cho trường hopwj tải Dài hạn 

Và tổ hợp thì tương tự như trên.

Tóm lại là nhân trước hay nhân sau. Tuy mình!

0

HCSIEM

Bài viết: 143

Số lượt thích: 79

Tham gia: 12/10/2021

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,882 bài viết trong 1,695 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,365 (trong đó có 299 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Toanpio

0397 306 689