Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

06-05-2013, 18:01

Về vấn đề này mình có một số đề xuất từ các ý của bác Hùng Về việc tính vách cứng bằng biểu tương tác khá hay Mình không biết nếu tính được nội lực của tường từ Plaxis chúng ta có thể dùng nó để tính thép coi nó như một vách cứng dùng biểu đồ tương tác đơn cử là phần mềm KCS KTV của cậu để tính thì có gọi là được không? Mình có gởi file dính kèm biểu đồ nội lực của [attachment=348]

3DF.docx (Kích thước: 872.33 KB / Tải về: 1,312)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,921

Số lượt thích: 273

Tham gia: 21/03/2012

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 03:08

Hồ Việt Hùng

. Tường vây tầng hầm có thể tính toán như cấu kiện chịu uốn thông thường. Hiện có một phần mềm xử lý tương đối tốt phần này là GEO5.

Nếu nói vậy chúng ta chỉ cắt trên 1m dài và coi nó như một cây dầm thông thường chăng

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 03:10

@ Ho Viet Hung : đã dùng Plaxis rồi sao lại đẩy wa GEO5 ?! @ Trucvuong : có nội lực từ Plaxis rồi ,mình tính toán như cấu kiện chịu uốn bình thường là được rồi chứ nhỉ ,bác xài Plaxis 3DF v2.1 lận à ^^

0

hiepnguyen

Bài viết: 53

Số lượt thích: 0

Tham gia: 06/01/2020

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 03:37

hiepnguyen

@ Ho Viet Hung : đã dùng Plaxis rồi sao lại đẩy wa GEO5 ?! @ Trucvuong : có nội lực từ Plaxis rồi ,mình tính toán như cấu kiện chịu uốn bình thường là được rồi chứ nhỉ ,bác xài Plaxis 3DF v2.1 lận à ^^

Đúng như bạn Hiệp nói đã có nội lực Plaxis thì ko dùng GEO5 nữa. Nhưng mình tính trước giờ vẫn là cắt theo 1 dãy dài 1m tính như thanh dầm. Đúng là thế Vấn đề là mình link thôi! Thấy KTV của Hùng dùng biểu đồ tương tác. Mình chợt nghĩ có thể coi nó như vách cứng được không vì có tí khác biệt là vách cứng là cấu kiện chịu nén lệch tâm và ắt hẳn nó cũng có moment của gió, Còn ở đây tường Vây chịu moment của đất vậy nên mình muốn xem thế nào. Đã thử nhập nội lực đó vào KTV và thấy nó ra lượng thép nhỏ hơn? Nên định hỏi bác Hùng xem chúng ta có cùng bản chất với nhau không ấy mà Các bác thấy moment M11 là chính nhưng mình thấy dùng nó tính như cấu kiện chịu uốn thông thường thì hình như hơi thiếu Bởi M22 cũng khá lớn. N2 theo phương ngang cũng không nhỏ tí nào. Coi là một thành dầm chịu uốn trên dãy dài 1m có vẽ không đúng cho lắm. Nhưng có thể lúc trước giờ công cụ tính chúng ta chỉ có nhiêu thôi

Giua.PNG (Kích thước: 43.72 KB / Tải về: 9,195)

KTV.PNG (Kích thước: 11.79 KB / Tải về: 6,816)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 05:57

trucvuong

Đúng như bạn Hiệp nói đã có nội lực Plaxis thì ko dùng GEO5 nữa. Nhưng mình tính trước giờ vẫn là cắt theo 1 dãy dài 1m tính như thanh dầm. Đúng là thế Vấn đề là mình link thôi! Thấy KTV của Hùng dùng biểu đồ tương tác. Mình chợt nghĩ có thể coi nó như vách cứng được không vì có tí khác biệt là vách cứng là cấu kiện chịu nén lệch tâm và ắt hẳn nó cũng có moment của gió, Còn ở đây tường Vây chịu moment của đất vậy nên mình muốn xem thế nào. Đã thử nhập nội lực đó vào KTV và thấy nó ra lượng thép nhỏ hơn? Nên định hỏi bác Hùng xem chúng ta có cùng bản chất với nhau không ấy mà Các bác thấy moment M11 là chính nhưng mình thấy dùng nó tính như cấu kiện chịu uốn thông thường thì hình như hơi thiếu Bởi M22 cũng khá lớn. N2 theo phương ngang cũng không nhỏ tí nào. Coi là một thành dầm chịu uốn trên dãy dài 1m có vẽ không đúng cho lắm. Nhưng có thể lúc trước giờ công cụ tính chúng ta chỉ có nhiêu thôi

. Chỗ này có lẽ bạn hơi nhầm lần một lý: Khi tình toán cột ta sử dụng N, M2, M3; trong đó có thể M2 là M11 trong Plaxis những M3 không phải là M22, Bạn cũng thấy rằng với mô hình tường vây như trên thì phần mềm sẽ cho ra M22 có giá trị không nhỏ. Tuy nhiên thiết kế thông thường của tường vây không cho phép nó làm việc với mô men uốn theo phương ngang (vì không có cốt thép chạy suốt). Có thể nói rằng tường vây làm việc như các Panel và chỉ được thiết kế để làm việc 1 phương. Như vậy là, khi bạn mô hình hóa tường vây như trên, bạn đã tạo cho tường vây khả năng làm việc 2 phương (mặc dù thực tế chỉ làm việc 1 phương). Trong trường hợp này, nội lực theo phương làm việc của tường vây sẽ bé hơn so với nội lực khi tường vây chỉ làm việc 1 phương, như vậy mình nghĩ bạn đã tính toán không an toàn!

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,921

Số lượt thích: 273

Tham gia: 21/03/2012

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 06:45

Hồ Việt Hùng

. Chỗ này có lẽ bạn hơi nhầm lần một lý: Khi tình toán cột ta sử dụng N, M2, M3; trong đó có thể M2 là M11 trong Plaxis những M3 không phải là M22, Bạn cũng thấy rằng với mô hình tường vây như trên thì phần mềm sẽ cho ra M22 có giá trị không nhỏ. Tuy nhiên thiết kế thông thường của tường vây không cho phép nó làm việc với mô men uốn theo phương ngang (vì không có cốt thép chạy suốt). Có thể nói rằng tường vây làm việc như các Panel và chỉ được thiết kế để làm việc 1 phương. Như vậy là, khi bạn mô hình hóa tường vây như trên, bạn đã tạo cho tường vây khả năng làm việc 2 phương (mặc dù thực tế chỉ làm việc 1 phương). Trong trường hợp này, nội lực theo phương làm việc của tường vây sẽ bé hơn so với nội lực khi tường vây chỉ làm việc 1 phương, như vậy mình nghĩ bạn đã tính toán không an toàn!

Đúng là thế. Nhưng mình làm nhiều thiết kế biện pháp thi công cho hố đào sâu Mình nhận ra được rằng. Bên thiết kế họ thiết kế lúc nào cũng thiếu nếu dùng nội lực của 3D xuất ra Đơn cử bạn thử dùng nội lực đó cắt trên 1m dài tường 0.6m xem tính như một cây dầm. Họ chỉ lấy M11 max mà thiết kế thì rõ ràng thép thiếu vô cùng Tính toán ra với moment đó cần đến 60.55 cm2 nhưng thép họ bố trí chỉ là 43.4cm2 Thì rõ ràng cách tính như một cây dầm có vẽ không hợp lý Cần quan niệm tính khác thì hợp lý hơn Điều vui là khi mô hình cắt bằng 2D thì nội lực cho ra tính như dầm là ok Có lẽ vấn đề ở chỗ 3DF chỉ mô phỏng tường như một dãy liền mạch như bạn Hùng nói không thể như từng tấm Panel 2800 hay 5600 được. Đây là vấn đề mình đưa ra và để thảo luận cách làm nào là hợp lý và tốt nhất trong trường hợp này thôi. Còn bên thiết kế các bác sẽ tính toán như thế nào cho các Panel này. Mình bên thi công nên chỉ dám bàn nhiêu thôi

Baret.PNG (Kích thước: 24.32 KB / Tải về: 5,930)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 06:51

Mình muốn biết khi các bạn thiết kế tường vây các bác sẽ tính toán thế nào thôi! xin lắng tai nghe giáo huấn của các cao thủ. Mình chỉ dám là thằng thi công ngồi phân tích dạo rồi nhận thấy sao thép thiếu nếu dùng kết quả 3DF nhưng đủ nếu dùng kết quả 2D khi tính toán quan niệm như 1 cây dầm cắt trên 1m dài Chợt thấy KTV không biết có dùng được không? Quan niệm tính e sai thì xin các bác chỉ giáo để được chuẩn hóa kiến thức

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 07:43

Biểu đồ tương tác dùng cho Cột/Vách/Cấu kiện chịu nén . Tường vây khắc hẳn do là cấu kiệu chịu uốn . Nên phương pháp /quan niệm tính khác nhau ,tránh gây nhầm lẫn ,râu ông này cắm cằm bà nọ ! Vậy thì bác trucvuong dùng 2D mô phỏng tường vây đi cho nó lành ,lại đơn giản nữa ,phức tạp hóa làm gì cho mệt :) Mình cũng chưa dùng 3DF để tính toán tường vây ,có phân tích cho pile raft foundation thôi , còn Diaphragm wall thì dùng Plaxis 2D .

0

hiepnguyen

Bài viết: 53

Số lượt thích: 0

Tham gia: 06/01/2020

RE: Thiết kế tường vây Baret cho hố đào sâu

07-05-2013, 08:15

hiepnguyen

Biểu đồ tương tác dùng cho Cột/Vách/Cấu kiện chịu nén . Tường vây khắc hẳn do là cấu kiệu chịu uốn . Nên phương pháp /quan niệm tính khác nhau ,tránh gây nhầm lẫn ,râu ông này cắm cằm bà nọ ! Vậy thì bác trucvuong dùng 2D mô phỏng tường vây đi cho nó lành ,lại đơn giản nữa ,phức tạp hóa làm gì cho mệt :) Mình cũng chưa dùng 3DF để tính toán tường vây ,có phân tích cho pile raft foundation thôi , còn Diaphragm wall thì dùng Plaxis 2D .

Mình dùng nó để tính chuyển vị chính xác hơn, và nội lực hế shoring, với lại hình dạng hố đào phức tạp 2D là một tội đồ để xảy ra sự cố. Theo mình Vách vẫn chịu uốn đó chứ Chỉ là một cái link vấn đề và quan niệm thôi. Còn biểu đồ tương tác theo tôi biết thì trong tiêu chuẩn không ghi rõ là dùng cho cấu kiện chịu gì cả mà ghi cho truờng hợp tổng quát cơ mà. Các bác xem lại giúp mình cái quan niệm nào là đúng nhé! Để mình mở mang kiến thức Còn 2D dĩ nhiên là mình có làm để dùng nội lực đó tính tường vây rồi nhưng chuyển vị nó không ok bằng 3D và 3D còn dùng để theo dõi các điểm quan trắc. Xem có ok không nữa Đang nghiên cứu để khai thác sức mạnh của 3D Dĩ nhiên cái 3D sẽ mạnh hơn và chính xác với việc đặt tại cục bộ vài vị trí hơn là đặt đại bên trái hay bên phải như 2D

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,956 bài viết trong 1,723 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,945 (trong đó có 290 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, 1N

0397 306 689