Sơ đồ dằng/dầm liên kết các đài với nhau:
Tớ vừa lọ mọ, tìm 1 đống tài liệu cũ nát và mới ( tiếng Nga ) có chỗ tính cái dằng móng này.
Nhưng vướng cái chỗ để lấy hệ số tính lực kéo trong dầm để tính thép và chọn tiết diện dầm.
Cái hệ số này tra rất lằng nhằng nó thay đổi từ 0,15 đến 0,4; sau đó nhân thêm 0,8.
Để đỡ mất công chọn an toàn hệ số 0,4*0,8=0,32
Lấy 0,32 nhân với lực dọc chân cột ( N1) ra lực kéo trong dầm móng trong trường hợp chỉ có 1 cột nhà trong 1 hàng . Khi có nhiều cột trong 1 hàng thì sẽ phải cộng hết vào.
Tính cho trường hợp ví dụ cụ thể:
Ví dụ: có n cột trong 1 hàng ( với nội lực chân cột là N1) thì lực kéo trong dầm
N= k*n*0,32*N1 (1)
Khi n=1 thì k=1
n=2 thì k=0,85
n=3 thì k=0,7
n=4 thì k=0,6
n lớn hơn hoặc =5 thì k=0,5
Như vậy, lực dọc trong dầm móng nó là tổng lực dọc phát sinh từ các chân cột, chứ không phải 1 cột.
Nếu trong đài cọc phát sinh thêm lực kéo phu: tải trọng của gió, tải trọng ngang do động đất thì cộng thêm vào.
Các bạn tính nhiều thử xem con số 0,32* lực dọc chân cột nhà; ra diện tích dầm móng và thép có hợp lý không ( hay phải giảm hệ số xuống tiếp
, hoặc tự giảm xuống 0,15*0,8=0,12- tức là thay 0,32 bằng 0,12 xem sao ).
Nếu có kết quả tốt, tớ sẽ trình bày lại rõ ràng hơn trong trường hợp tổng quát khi mà nội lực tại các chân cột không bằng nhau. Hoặc các bạn tự làm thay con số n*N1= tổng lực dọc tại các chân cột.
Nhận xét: bằng công thức (1), đã tính toán được dầm móng bằng phương pháp giải tích theo các chỉ dẫn của Nga một cách nhanh chóng. Lưu ý, cạnh tính số lượng cột nhà trong 1 hàng ở công thức (1) là cạnh ngắn - chiều rộng của tòa nhà ( để số lượng cột là nhỏ nhất ). Trong trường hợp đất vuông thì chọn cạnh nào cũng được
. Với công thức trên
n- số lượng cột nhỏ nhất trong 1 hàng.
Đoạn đầu các bác có nói là Nhật nó tính ra cái dầm móng cao 1m; với cách tính công thức trên xem có ra kích thước khủng như vậy không ?
.
(Bài của thành viên huyhiep bên ketcau.com, link
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=338423)