0
Hồ Việt Hùng
. Bạn download file đính kèm nhé
0
phibang.nguyen
Anh Hùng! mình đã Download file mẫu tính độ võng dầm của anh và dùng thử. Nhưng mình thấy khi giảm thép bố trí trong vùng kéo tại gối thì độ võng toàn phần lại giảm, điều này là mâu thuẩn. Anh thử kiểm tra lại xem!
0
Chào anh Hùng, không biết bảng tính võng dầm 2 đầu liên kết cứng của anh có nhầm dấu gì không? Sao mà dầm lk cứng 2 đầu tính võng ra còn lớn hơn dầm tựa tự do ah.
0
Hi, Idol Hùng! Sau một thời gian tính võng từ Phương pháp nêu trong Tiêu chuẩn 5574-2018 (theo file excel của anh và trong phần mềm tính thép dầm phần dầm đơn giản sơ đồ tính 2 đầu ngàm) và cách tính toán theo phân tích phi tuyến vật liệu, như một số tài liệu hướng dẫn (việc này cũng có trao đổi với anh trong chuyên đề KCS, thì mình luôn thống nhất với anh quan điểm là bám theo tiêu chuẩn - Vì phương pháp phân tích phi tuyến chưa có căn cứ "pháp lý" từ tiêu chuẩn, cũng như còn rất nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ do phương pháp và đến các hệ số: từ biến, co ngót, độ ẩm trong bài toán phân tích phi tuyến này) mình thấy có mấy vấn đề sau:
1. Về phương pháp đại số trong tiêu chuẩn từ phần mềm và file excel của anh S thấy có mấy vấn đề sau: Thứ nhất là đơn giản sơ đồ tính theo sơ đồ "lý tưởng hóa" : Ngàm, khớp và consol (Phầm mềm KCS chỉ có 2 đầu ngàm). Nên về thực tiển không phản ánh đúng bản chất của các cấu kiện. Thông thường là "khớp cứng" (tạm gọi khớp cứng tương đương với phân tích độ cứng 2 đầu dầm từ tiết diện gán vào) - hay nói cách khác không có sơ đồ tính nào trong thực tế đúng với ngàm, khớp và consol cũng ngàm 1 đầu. Nên vận dụng cách này để kiểm soát độ võng thực tế có độ tin cậy thấp. Thứ hai, do phân tích bằng phương pháp này vẫn còn cái là tải trọng tính toán như hướng dẫn của anh cho phần Tạm thời (ngắn và dài hạn) Siêm thấy có phần rối theo link bài viết anh đã viết bên dưới. Điều này Siêm có thực nghiệm bằng công trình thực tế thì võng ngắn hạn (đo ở chu kỳ đầu - xây tường xong thì tương đối đúng nhưng khi full tải và sử dụng khoản 1 năm thì nó lớn gấp 3 lần kết quả của mình.)
2. Vơi phương án phân tích bằng phương pháp phi tuyến: Tuy chưa có viện dẫn từ tiêu chuẩn hiện hành ở VN nhưng với các hướng dẫn của 1 số nguồn tài liệu mà đặc biệt là của Tác giả Nguyễn Vĩnh Sáng, Siêm thấy thực nghiệm có phần thực tế hơn....thông qua kết quả thực nghiệm. Dẫu biết rằng rất có thể các số liệu SIêm thực nghiệm và tính toán có phần chưa tin cậy (do dạng khung với nhiều dạng công trình nhiều nhịp, ít nhịp, nhiều tần ít tầng chế độ bảo dưỡng độ ẩm môi trường,... Nhưng có cảm giác cái tính theo TCVN chưa thể thuyết phục ít nhất là với bản thân SIêm.
Trên đây là những chia sẽ về góc độ nhìn nhận của cá nhân Siêm trong tính toán cũng như thực nghiệm khoản 3 năm nay. Nếu có các tài liệu phân tích bài toán phi tuyến rất mong anh cùng anh em đồng nghiệp khác có thể chia sẽ để làm căn cứ thực nghiệm tốt hơn. Ít nhất nếu ko vận dụng theo TCVN thi ta có thể ngầm biết và khống chế độ võng, đặc biệt là các kết cấu kiện vượt nhịp.
Link bài viết của anh trích dẫn: để anh và các anh em bàn thêm: https://ketcausoft.com/thuvien/posts/gia-tri-phan-dai-han-cua-hoat-tai-theo-tcvn-2737-2023
0
Bài báo khoa học của tác giả Nguyễn Vĩnh Sáng và Manuel của CSI Safe
0
Thống kê diễn dàn
Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,881 bài viết trong 1,694 chủ đề
Số thành viên đã kích hoạt 10,362 (trong đó có 299 VIP Member)
Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Dzang