Phần mềm tính toán

Chiều rộng, chiều dài trung bình của công trình khi tính tải trọng gió


Khi tính toán tải trọng gió theo TCVN 2737-2023 cần xét đến chiều rộng công trình b, chiều dài (chiều sâu) công trình d để tính toán các thông số k(ze), các hàm dẫn suất khí động Rh, Rb, Rd và tính toán hệ số khí động c. Tuy nhiên một số công trình có chiều rộng b (kích thước vuông góc với hướng gió) và chiều sâu d (kích thước song song với hướng gió) không đều đặn từ dưới lên trên hoặc một số dạng công trình có mặt bằng phức tạp có thể quy đổi về dạng mặt bằng chữ nhật tương đương theo phụ lục E. Khi đó tuỳ thuộc vào hình dạng công trình, cần cân nhắc tính toán bề rộng b và chiều sâu d theo giá trị trung bình (lấy trung bình kích thước của các tầng) hoặc lấy kích thước tương đương theo phụ lục E hoặc lấy thiên về an toàn để đưa ra con số phù hợp.

Phần mềm WDL 2023 cung cấp cho người dùng chức năng tính toán giá trị chiều rộng b, chiều sâu d trung bình của các tầng (hai giá trị b trung bình và d trung bình được ký hiệu là b và d theo các hướng gió X và Y). Mỗi khi người dùng thay đổi chiều rộng của một tầng nào đó, phần mềm sẽ tự động tính toán lại b và d theo giá trị trung bình. Người dùng hoàn toàn có thể nhập giá trị b và d theo ý muốn vào ô giá trị tương ứng, phần mềm sẽ căn cứ vào giá trị này để tính toán các thông số liên quan. Lưu ý diện tích đón gió ở các tầng trong công trình vẫn được tính toán dựa vào Lx, Ly và chiều cao chuẩn của tầng đó.

0397 306 689