Bố trí khe nhiệt cho kết cấu công trình

12/04/2017
34,314

Bài viết này đề cập đến việc bố trí khe nhiệt cho công trình, bao gồm khoảng cách giữa các khe nhiệt và bề rộng của khe.

Đúng như tên gọi, khe nhiệt (hay khe co giãn) được bố trí để hạn chế tác dụng của các chuyển vị cưỡng bức do cấu kiện giãn nở khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khe nhiệt thường được bố trí khi công trình có mặt bằng lớn (đối với các công trình có hệ nền móng tốt thì không bố trí khe lún nhưng thường vẫn phải bố trí khe nhiệt). Khoảng cách giữa các khe nhiệt được quy định trong Bảng 5 của TCVN 5574:2012 (Phiên bản hiện tại TCVN 5574:2018 không thấy đề cập về khoảng cách khe nhiệt). Khi bố trí khe nhiệt theo quy định của bảng này thì không cần tính toán kết cấu dưới tác dụng thay đổi nhiệt độ.

Khi không bố trí khe nhiệt, người kỹ sư có thể đưa bài tính toán kết cấu dưới tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ; quy trình này được hỗ trợ bởi các phần mềm như Etabs, v.v..

Bề rộng của khe nhiệt

Bề rộng của khe nhiệt phụ thuộc vào việc công trình có nằm trong vùng động đất hay không. Nếu không có tác dụng của động đất, thì khe nhiệt thường có bề rộng bé hơn 50mm

Nếu công trình nằm trong vùng động đất, thì bề rộng của khe nhiệt phải thõa mãn các phần của công trình không bị va đập vào nhau khi công trình rung lắc. Do đó bề rộng của khe nhiệt phải lớn hơn tổng chuyển vị ngang của hai đỉnh công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất.

Bề rộng của khe nhiệt (đơn vị mm) có thể lấy như bảng dưới (trích từ cuốn: Hỏi đáp thiết kế và thi công Kết cấu nhà cao tầng của Triệu Tây An) trong đó H (đơn vị m) là chiều cao của phần công trình thấp hơn trong các phần công trình liền kề.

Xử lý khe nhiệt

Do khe nhiệt có khoảng hở lớn, nên khi hoàn thiện công trình, cần có biện pháp thích hợp để lấp khoảng hở của khe nhiệt, hình ảnh phía dưới là một biện pháp thường thấy hiện nay để giải quyết vấn đề trên.

 


Quan tâm Zalo KetcauSoft để theo dõi các bài viết và tài liệu mới