Bố trí móc cẩu cho cọc ép

18/12/2015
53,924

Móc cẩu được bố trí trên cọc để phục vụ 2 quá trình vận chuyển: trường hợp thứ nhất là vận chuyển từ bãi đúc lên xe hoặc giữa các vị trí trên công trường; trường hợp thứ hai là đưa cọc lên thiết bị đóng

Về lý thuyết, cọc sẽ được bố trí 3 móc cẩu để thực hiện hai trường hợp vận chuyển trên, với mục đích để cho mô men bất lợi trong cọc khi vận chuyển có trị số bé nhất. Trong trường hợp vận chuyển thứ nhất sử dụng 2 móc số 1 và số 2, trong trường hợp vận chuyển thứ 2 sử dụng móc số 3

Tải trọng tác dụng lên cọc trong các trường hợp này là do trọng lượng bản thân của cọc

Trong trường hợp vận chuyển thứ nhất, sử dụng dây treo móc vào cóc móc cẩu số 1 và số 2, cọc được xem là dầm đơn giản có 2 đầu thừa, và 2 móc treo được xem là 2 gối tựa. Trong trường hợp vận chuyển thứ 2, mô men phát sinh chỉ trong quá trình một đầu cọc còn tựa ở trên mặt đất (khi cọc được cẩu lên khỏi mặt đất hoàn toàn thì chỉ còn lực dọc trong cọc vì lúc này cọc đã nằm thẳng đứng). Sơ đồ của cọc trong trường hợp thứ 2 là dầm đơn giản có một đầu thừa, móc cẩu là một gối tựa, gối tựa còn lại là đầu cọc nằm trên mặt đất; sơ đồ nội lực và biểu đồ mô men trong cọc như phía dưới. Vị trí móc cẩu hợp lý như đã nói ở trên là vị trí mà mô men bất lợi trong cọc là bé nhất, là a = 0.207*L và b = 0.294*L; trong đó L là chiều dài cọc.

Cốt thép dọc trong cọc ngoài tính toán theo khả năng chịu tải dọc trục, còn cần phải kiểm tra để chịu được mô men trong các trường hợp trên (tính toán như dầm chịu uốn)

Trong thực tế, thường không bố trí móc cẩu số 3, mà quá trình thi công trong trường hợp thứ 2 thường buộc dây vào vị trí số 3 thay vì làm móc cẩu. Hoặc có thể sử dựng luôn mọc cẩu số 1 hoặc số 2 để móc, vì mô men trong cọc không phải là quá lớn.

Khi thiết kế, để dễ xác định các khoảng cách, có thể chọn a = (0.2 ~ 0.25)*L

 


Quan tâm Zalo KetcauSoft để theo dõi các bài viết và tài liệu mới