Động đất yếu có phải cấu tạo kháng chấn không ?

01/06/2024
2,500

Các cấu tạo kháng chấn mà chúng ta luôn ghi nhớ trong đầu như tỉ số nén (lực dọc quy đổi), hàm lượng cốt thép tối thiểu, cấu tạo cốt đai, cấu tạo trong vùng tới hạn v.v.. thực tế chỉ quy định cho cấp dẻo DCM hoặc DCH

Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn chia nguy cơ động đất thành 3 trường hợp

  • Động đất mạnh ag > 0.08g, phải tính toán và cấu tạo kháng chấn
  • Động đất rất yếu ag < 0.04g, không phải thiết kế kháng chấn
  • Còn lại là động đất yếu 0.04g < ag < 0.08g, chỉ cần áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ.

Nhưng tiêu chuẩn lại không đề cập hay hướng dẫn việc áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ là như thế nào.

Trong nhiều trường hợp, người kỹ sư muốn tránh phải cấu tạo kháng chấn, vì việc áp dụng điều kiện về tỉ số nén, hay hàm lượng cốt thép tối thiểu sẽ dẫn đến kết cấu có kích thước lớn hơn, làm giảm diện tích sử dụng gây tốn kém. Nhưng do tiêu chuẩn không rõ ràng nên nhiều người vẫn phải đành tính toán và cấu tạo kháng chấn khi gia tốc nền rơi vào trường hợp động đất nhẹ.

Vậy nên lựa chọn như thế nào? Các bạn có thể lựa chọn cấp dẻo thấp DCL, lúc đó chúng ta không phải tính toán (do tiêu chuẩn chỉ yêu cầu tính toán khi động đất mạnh) cũng như không phải tuân theo các cấu tạo (DCL chỉ yêu cầu cấu tạo theo tiêu chuẩn BTCT EC2)


Quan tâm Zalo KetcauSoft để theo dõi các bài viết và tài liệu mới