Vừa qua, nhiều bạn thắc mắc rằng giằng móng nên bố trí ở cốt đài cọc hay cốt nền ?
Làm rõ thêm rằng giằng móng có các chức năng sau
-
Đỡ tường tầng 1
-
Phân phối mô men chân cột, đặc biệt với trường hợp đài 1 cọc, hoặc đài 2 hay nhiều cọc bố trí theo 1 phương
-
Khắc phục mô men phát sinh do lệch tâm ngẫu nhiên giữa đài cọc và chân cột, hoặc lệch cọc trong quá trình thi công
-
Tác dụng chịu mô men trong móng lệch tâm.
Và về ý nghĩa, đã là giằng móng thì cần được bố trí ở cốt móng mới có tác dụng giằng cho móng.
Cũng làm rõ rằng nội dung của bài này tập trung vào một tác dụng rất quan trọng là phân phối mô men uốn ở chân cột, và móng lệch tâm; những chức năng đương nhiên như đỡ tường, đỡ thang bộ v.v.. không được chú trọng trong phần này.
Thực tế thi công, để đơn giản và tiết kiệm, nhiều trường hợp đã đưa giằng móng lên cốt nền thay vì cốt móng. Để đánh giá nên đặt, chúng ta có thể thực hiện một ví dụ đơn giản như sau.
-
Dựng 2 sơ đồ với cùng kích thước và tải trọng, các cọc được mô hình bằng lò xo spring.
-
Một sơ đồ có giằng ở cao độ đài cọc, một sơ đồ có giằng ở cao độ nền.
Kết quả cho thấy sơ đồ có giằng ở cốt nền sẽ bất lợi hơn, thể hiện ở chỗ:
-
Độ lún của móng lớn hơn
-
Tải trọng đầu cọc phân bố chênh lệch rất lớn
-
Mô men tại cổ cột rất lớn do phải cân bằng với mô men do lệch tâm.
Mô men trong ý thứ 3 sinh ra do lực dọc lệch tâm gây độ lún lệch trên móng, khiến cổ cột có biến dạng và phát sinh mô men để cân bằng lại.
Download mô hình ví dụ tại đây