Hướng dẫn lập bảng Excel thiết kế Đài cọc

27/07/2013
39,153

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn tạo bảng Excel thiết kế đài cọc. Các nội dung sẽ thực hành: (1) Thông số đầu vào. (2) Kiểm tra tải trọng đầu cọc. (3) Thiết kế cốt thép cho Đài cọc. (4) Kiểm tra chọc thủng cho Đài cọc

Đề bài

Giải thiết chúng ta có một đài cọc như hình vẽ dưới
Sức chịu tải của các cọc là 240T
Tải trọng phụ thêm (giằng móng, đất trên đài v.v...) là 10T
Cột có tiết diện Cx = 0.7m; Cy = 1.4m

Bài 1. Thông số đầu vào

Chúng ta tạo một bảng Excel mới với các thiết lập cơ bản sau:

  • Font Arial cỡ 12
  • Chiều cao các hàng là 22, chiều cao hàng trên cùng là 30
  • Sử dụng 10 cột từ A -> J , chiều rộng của cột A nhỏ hơn các cột khác để dật lề, cột thứ K được tô màu đỏ đậm để báo hiệu lề.
  • Để phân biệt ô nhập số liệu (không có công thức) và ô kết quả tính toán (có công thức), tránh việc nhập số liệu nhầm làm mất công thức, chúng ta dùng chữ màu đỏ cho các ô nhập số liệu.

 

Ở thời điểm hiện tại, chúng ta tạm thời chọn chiều cao đài cọc là 1600mm, chúng ta sẽ kiểm tra các điều kiện và có điều chỉnh chiều cao đài cọc sau này nếu cần thiết (Chiều cao đài cọc được lựa chọn trên có sở kiểm tra điều kiện chọc thủng, bên cạnh đó đài cọc cũng cần thỏa mãn việc bố trí cốt thép hợp lý. Chiều cao đài cọc nên chọn tối thiểu bằng 2 lần kích thước cọc)

Bài 2. Kiểm tra tải trọng đầu cọc

Tải trọng tác dụng lên đầu cọc thứ i được xác định theo công thức

Trong đó N, Mx, My là phản lực chân cột; Npt là các tải trọng phụ thêm, x_i và y_i là tọa độ của cọc thứ i (gốc tọa độ đặt tại trọng tâm của nhóm cọc). Do có nhiều tổ hợp, chúng ta cần chọn ra tổ hợp nguy hiểm nhất để tính toán chi tiết cho đài cọc. Tổ hợp nguy hiểm nhất là tổ hợp có hệ số Kmax, với K được xác định theo công thức dưới đây

(*Đính chính: trong công thức tính K, các số 1 cần được thay bằng x_max và y_max là tọa độ của cọc ở góc trên cùng bên phải)

Bài 3. Thiết kế cốt thép cho Đài cọc

Để tính toán diện tích cốt thép cho đài cọc, chúng ta lần lượt tính toán giá trị mô men tại các mặt cắt X1, X2, Y1, Y2 như hình dưới

Cốt thép đặt theo phương X được lấy dựa trên giá trị mô men lớn nhất trong 2 mặt cắt X1 và X2.
Cốt thép đặt theo phương Y được lấy dựa trên giá trị mô men lớn nhất trong 2 mặt cắt Y1 và Y2.

Mô men tại các mặt cắt được xác định như sau:

Trong đó:

  • Cx, Cy là các cạnh theo phương X và phương Y của tiết diện cột
  • Khi tính Mx1 thì chỉ xét các cọc có xi > Cx/2 và trong công thức lấy dấu "-"; khi tính Mx2 thì chỉ xét các cọc có xi < -Cx/2 và trong công thức lấy dấu "+", tương tự cho My1 và My2

 

Diện tích cốt thép được xác định theo công thức:

Trong đó Rs và h_o lần lượt là cường độ tính toán và chiều cao làm việc của cốt thép.

Download

Download file excel đi hèm các clip hướng dẫn này: Download 

Thảo luận

Thảo luận tại đây

 


Quan tâm Zalo KetcauSoft để theo dõi các bài viết và tài liệu mới