Kiểm tra Vách phẳng theo giả thiết vùng biên chịu mô men

07/01/2015
19,171

Bài viết này giới thiệu về phương pháp tính toán kiểm tra vách phẳng dựa trên giả thiết vùng biên chịu mô men. Một file excel cũng được lập và giới thiệu để các bạn có thể tham khảo.

Phương pháp giả thiết vùng biên chịu mô men là 1 trong 3 phương pháp được giới thiệu trong tài liệu Một số phương pháp tính toán cốt thép cho vách phẳng bê tông cốt thép, được biên soạn bởi ThS. Võ Mạnh TùngKs. Nguyễn Tuấn Trung.

Phương pháp này có các ưu điểm như:

  • Đơn giản: kỹ sư thậm chí có thể tính nhẩm khi sử dụng phương pháp này.
  • An toàn: Vì chỉ kể đến một lượng hạn chế vật liệu tham gia chịu uốn.

Phương pháp này dựa trên giả thiết cơ bản và mô men uốn sẽ được phân phối thành cặp ngẫu lực do các vùng biên chịu. Lực dọc sẽ phân phối một ứng suất nén đều trên toàn bộ tiết diện. Như vậy, trên tiết diện sẽ phân hành 3 vùng: Biên chịu nén, biên chịu kéo (hoặc chịu nén ít hơn), và vùng trung gian chịu nén. Đối với biên chịu kéo, thì lực kéo (nếu có) sẽ được do cốt thép chịu, đối với các vùng còn lại, lực nén sẽ do bê tông và cốt thép chịu.

Khi tính toán đối với lực nén, cần kể thêm ảnh hưởng của uốn dọc, với hệ số uốn dọc được xác định như sau:

Trong đó λ là độ mảnh của tiết diện

Diện tích cốt thép yêu cầu đối với phần tiết diện chịu nén được xác định như sau:

(Tham khảo Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản - Mục 5.3 Cấu kiện chịu nén đúng tâm. Chủ biên PGS. Phan Quang Minh, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2008)

Download

File excel tính toán kiểm tra vách phẳng. Download

 

 


Tổng hợp Quỹ từ thiện người dùng KetcauSoft

KetcauSoft xin thông báo về số liệu về Quỹ Từ Thiện Người Dùng KetcauSoft

Giá trị tính đến 29/03/2024 là: 131,900,000 VNĐ
Giá trị đã giải ngân: 47,440,000 VNĐ
Giá trị tồn quỹ tính đến 29/03/2024 là: 84,460,000 VNĐ