Lực ép nhỏ nhất và Lực ép lớn nhất của Cọc ép

11/03/2013
43,736

Khi thiết kế cọc ép, người thiết kế cần quy định Lực ép nhỏ nhất (Pep)min và Lực ép lớn nhất (Pep)max.

Đơn vị thi công có nghiệm vụ thi công theo hai thông số cơ bản trên theo TCVN 9394:2012 - Thi công và nghiệm thu móng cọc.

Khái niệm về (Pep)min và (Pep)max được đề cập tại mục 3.5 và 3.6 của tiêu chuẩn trên.

(Pep)min thông thường = 2 * [P] (Sức chịu tải tính toán của cọc); đây là lực ép tối thiểu trước khi dừng ép để đảm bảo sức chịu tải của cọc đạt được sức chịu tải thiết kế. Đối với móng cọc thiết kế theo TCVN 10304:2014, (Pep)min thường được lấy bằng SCT cực hạn của cọc Rcu

(Pep)max là lực ép tối đa cho phép để đảm bảo không vỡ cọc trong quá trình thi công, đây chính là sức chịu tải theo vật liệu. Thông thường bằng (Pep)max = 2.5 * [P] (hoặc bằng 1.2 Rcu); người thiết kế phải thiết kế vật liệu cọc đảm bảo đạt được thông số này.

Người thiết kế cần chỉ định (Pep)max và (Pep)min trong bản vẽ thiết kế cọc. Trong quá trình thi công, lực ép tối thiểu khi dừng ép là (Pep)kt cần thỏa mãn (Pep)min ≤ (Pep)kt ≤ (Pep)max, đồng thời thỏa mãn vận tốc ép cọc không vượt quá 1cm/s trong phạm vi lớn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. (điều 6.8 của TCXDVN 286:2003)


Quan tâm Zalo KetcauSoft để theo dõi các bài viết và tài liệu mới