Thiết kế móng cọc theo yêu cầu kháng chấn

03/08/2020
8,724

Khi có yêu cầu thiết kế kháng chấn, móng cọc cần được thiết kế theo hướng dẫn tại các tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 và TCVN 9386:2012. Theo đó khi thiết kế kháng chấn, sức chịu tải của cọc có thể phải lấy giảm đi thông qua hệ số giảm yếu điều kiện làm việc của đất nền; bên cạnh đó cần tăng phản lực chân cột và tính toán giằng móng theo lực dọc tối thiểu. Các nội dung này sẽ được trình bày dưới đây.

1. TCVN 10304:2014 mục 12

Mục 12 của TCVN 10304:2014 nêu đặc điểm về thiết kế móng cọc trong vùng động đất, nội dung chủ yếu được trình bày như dưới đây.

Trừ trường hợp cọc chống trên nền đá và đất hòn vụn thô (bảng 18 chú thích 3) khi xác định sức chịu tải của cọc chịu động đất Rc,u,eq và Rt,c,eq giá trị sức kháng mũi qb và ma sát thành bên fi cần nhân với hệ số giảm yếu điều kiện làm việc của đất nền γeq1 và  γeq2 theo bảng 18 dưới đây

(Đối với móng cọc đài cao và cọc chịu lực ngang, cần bỏ ma sát thành bên trong phạm vi hd xác định theo công thức 55, xem thêm tiêu chuẩn)

2. TCVN 9386:2012 phần 1, mục 4.4.2.6

Theo quy định tại mục này; tải trọng tác dụng xuống móng có thể xác định theo một trong hai cách:

  • Mục 4.4.2.6.(3): Sử dụng hệ số ứng xử q áp dụng cho các hệ kết cấu có độ tiêu tán thấp (cấp dẻo DCL)
  • Mục 4.4.2.6.(4) và (8): Áp dụng hệ số xét đến khả năng vượt cường độ (của tải trọng), giá trị thiết kế của các hệ quả tác động được xác định như sau: EFd = EF,G + γRd *  Ω * EF,E ; trong đó EF,G là các hệ quả tác động (nội lực, chuyển vị) không phải là động đất, EF,E là hệ quả tác động từ phân tích tác động động đất thiết kế

Như vậy theo các điều khoản này, để xác định tải trọng tác động lên móng, chúng ta có thể sử dụng một trong hai cách: (1) Xác định nội lực chân cột khi phân tích kết cấu phần thân với cấp dẻo DCL; hoặc (2) Sử dụng nội lực tính toán phần thân khi phân tích với cấp dẻo DCM (hoặc DCH) trong đó tác động của động đất cần nhân thêm hệ số vượt tải trọng.

Ý nghĩa và cách xác định cụ thể của các hệ số γRd và Ω xin xem thêm trong tiêu chuẩn. Việc xác định hệ số này theo 4.4.2.6.(4) khá phức tạp nếu như kết cấu phần thân sử dụng cấp dẻo DCM; (kiến nghị) có thể sử dụng hướng dẫn trong 4.4.2.6.(8), khi đó công thức xác định tải trọng chân cột có thể viết đơn giản như sau: EFd = EF,G + 1.4 * EF,E

3. TCVN 9386:2012 phần 2, mục 5.4.1.2.(6)

Theo quy định tại mục này, giằng móng phải được thiết kế chịu được lực dọc (kéo và nén) như sau:

            N = ± k * a * S * Ned

Trong đó:

  • Hệ số k lần lượt bằng 0.3 , 0.4 và 0.6 đối với nền đất loại B, C, D
  • Hệ số a là tỷ số của gia tốc nền thiết kế ag trên nền loại A với gia tốc trọng trường g
  • Hệ số nền S lấy theo TCVN 9386:2012 phần 1, bảng 3.2 mục 3.2.2.2 .
  • Ned là lực dọc tại chân cột trong tình huống thiết kế kháng chấn

 

Link download : https://ketcausoft.com/tailieu/posts/thiet-ke-mong-coc-theo-yeu-cau-khang-chan


Tổng hợp Quỹ từ thiện người dùng KetcauSoft

KetcauSoft xin thông báo về số liệu về Quỹ Từ Thiện Người Dùng KetcauSoft

Giá trị tính đến 02/05/2024 là: 138,700,000 VNĐ
Giá trị đã giải ngân: 47,440,000 VNĐ
Giá trị tồn quỹ tính đến 02/05/2024 là: 91,260,000 VNĐ