Thiết kế móng đơn hợp khối như thế nào

30/05/2024
710

Móng hợp khối là móng nằm dưới hai hay nhiều chân cột. Sơ đồ tính của móng hợp khối không đơn giản như móng độc lập. Sự xuất hiện của mô men âm ở móng làm cho không ít người phân vân khi quyết định bố trí cốt thép.

Xác định kích thước của móng hợp khối không phức tạp, bằng cách tổng hợp nội lực tại các chân cột, và xem đó là móng dưới một chân cột chính là điểm đặt của hợp lực ấy.

Điều băn khoăn lớn hơn nằm ở bài toán thiết kế cốt thép.

Móng truyền thống được với tính sơ đồ ngàm tại mép cột và chỉ có mô men dương. Trong khi sơ đồ của móng hợp khối là sơ đồ dầm nhiều gối đỡ, và có sự xuất hiện mô men âm. Lúc đó sẽ cần bố trí cốt thép lớp trên. Thông thường sẽ sử dụng phần mềm như SAFE để xác định nội lực của móng hợp khối cho những trường hợp phức tạp. Đối với móng dưới 2 chân cột thì chúng ta vẫn có thể dùng các công thức cơ học thông thường cho dầm 2 gối đỡ.

Khi tính toán cốt thép của móng hợp khối nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Thứ nhất là độ lớn của mô men âm phụ thuộc vào khoảng cách giữa các chân cột. Khi mô men âm chưa đủ lớn, ứng suất của nó chưa vượt quá cường độ kéo của bê tông. Thì có thể chưa cần bố trí thép lớp trên.
  • Thứ hai là thay vì bố trí thép lớp trên cho móng; có thể tăng kích thước giằng móng nối giữa hai chân cột để chịu mô men âm. Lúc này cốt thép bản móng chỉ cần bố trí lớp dưới như thông thường. Khi bổ sung giằng nối chân cột thì móng làm việc tương tự như móng băng.


Quan tâm Zalo KetcauSoft để theo dõi các bài viết và tài liệu mới


Tổng hợp Quỹ từ thiện người dùng KetcauSoft

KetcauSoft xin thông báo về số liệu về Quỹ Từ Thiện Người Dùng KetcauSoft

Giá trị tính đến 27/07/2024 là: 161,100,000 VNĐ
Giá trị đã giải ngân: 47,440,000 VNĐ
Giá trị tồn quỹ tính đến 27/07/2024 là: 113,660,000 VNĐ