Thiết kế kết cấu BTCT theo tiêu chuẩn Eurocode - Cơ sở lý thuyết và ví dụ áp dụng

112,000đ

Tác giả: PGS. TS Bùi Quốc Bảo

Khổ sách: 19x 26.5 cm

Số trang: 211 Trang

Năm xuất bản: 2019

Liên hệ mua:

Hotline: 0397 306 689, Zalo: 0965 376 689

Thể theo nguyện vọng của các đồng nghiệp là Giảng viên, Kỹ sư tại Việt Nam, người viết sách này hy vọng có thể đóng góp được một phần nhỏ trong việc phổ biến bộ tiêu chuẩn mới trên thế giới đến với cộng đồng Xây Dựng Việt Nam. Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ thấy có một số điểm khá tương đồng với những quy chuẩn đã được áp dụng ở Việt Nam, nhưng ở một số trường hợp, nếu quan sát kĩ thì giá trị sử dụng để tính toán sẽ rất khác vì EUROCODES được biên soạn dựa trên những lý thuyết tính toán mới hơn những lý thuyết trước đây. Nhìn chung, thiết kế theo EUROCODE 2 giúp người sử dụng có thể hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề hơn so với TCVN hiện hành và cũng dễ áp dụng hơn vì sử dụng các hệ số kinh nghiệm ít hơn và ít phải tra bảng (ví dụ việc xác định cường độ tính toán của bêtông hay của cốt thép).

Bộ EUROCODES hiện tại gồm 10 phần khác nhau: từ EUROCODE 0 đến EUROCODE 9. Trong mỗi EUROCODE, ngoài những phần chung thì trong một số trường hợp, EUROCODE cho phép mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một số hệ số riêng tùy theo hoàn cảnh, môi trường hay gặp tại quốc gia đó (ví dụ: bề dày lớp bêtông bảo bệ ; gia tốc tính toán tiêu chuẩn tải trọng động đất;…). Những hệ số này được ghi trong “Phụ lục quốc gia” của từng nước.

Cuốn sách này sẽ đề cập đến EUROCODE 0 (cơ sở lý thuyết tính toán), EUROCODE 1 (tải trọng) và chủ yếu là EUROCODE 2 (bêtông cốt thép). EUROCODE 8 dùng cho thiết kế kháng chấn cũng sẽ được đề cập, với những phần liên quan đến kết cấu bêtông cốt thép.

MỤC LỤC:

  • Chương 1. Giới thiệu tồng quan về tiêu chuẩn châu Âu Eurocode và về kết cấu bêtông cốt thép
  • Chương 2. Đặc tính vật liệu (Eurocode 2)
  • Chương 3. Một số khái niệm và lý thuyết cơ bản liên quan đến kết cấu bêtông cốt thép
  • Chương 4. Tiết diện chịu kéo
  • Chương 5. Tiết diện chịu nén
  • Chương 6. Tiết diện chịu uốn (dầm, sàn)
  • Chương 7. Tiết diện chịu cắt
  • Chương 8. Tiết diện chịu nén lệch tâm – phần nâng cao
  • Chương 9. Tiết diện chịu xoắn
  • Chương 10. Cắt thép – Nối thép
  • Chương 11. So sánh với TCVN 5574-2012

BÊ TÔNG CỐT THÉP 2

  • Chương 1. Nguyên lý phân tích kết cấu
  • Chương 2. Dầm liên tục (dầm nhiều nhịp)
  • Chương 3. Sàn
  • Chương 4. Tính toán độ võng (TTGH 2)
  • Chương 5. Thiết kế khung bêtông cốt thép
  • Chương 6. Thiết kế cầu thang
  • Chương 7. Thiết kế bể chứa nưóc
  • Chương 8. Kiểm tra nút

Phụ lục

Các ký hiệu dùng trong Rurocode

Tài liệu tham khảo

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

0397 306 689