Gán tải trọng Động đất trong Etabs

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-10-2012, 14:26

lekhanhphuong07

Trước tiên em cám ơn về sự nhiệt tình của anh. Em vừa xem xong file của anh gởi về  ví dụ về 3 trường hợp gán tải động đất em có một vấn đề chưa hiểu là tại sao khi xuất ra kết quả nội lực thì theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương và gán tải tự động thì kết quả moment M3-3 trong dầm và cột có moment âm và dương nhưng đối với trường hợp gán tải bán tự động(theo phổ phản ứng) thì kết quả moment M3-3 chỉ có moment dương thôi.

. Tải trọng theo tự động hoàn toàn (tính theo tĩnh lực ngang tương đương), và tải trọng gán bằng tay (tính theo phương pháp phân tích dạng dao động với 1 dạng dao động hoặc tĩnh lực ngang tương đương) có giá trị tại mỗi tầng là 1 lực duy nhất, sinh ra duy nhất 1 nội lực. Dạng nội lực lúc này thể hiện đúng với thông thường là có dấu (dương hoặc âm) trên cấu kiện. Khi tổ hợp với các tải trọng khác thì ta tạo thành 2 tổ hợp với dấu lần lượt là (+) DX và (-) DX. Do nội lực ứng với tải trọng động đất gán theo phổ được tính toán bằng trung bình phương của nội lực các dạng dao động (dù chỉ tính 1 dạng), nên luôn có dấu (+). Khi tổ hợp với các tải trọng khác, Etabs tự động phát sinh ra 2 tổ hợp MAX và MIN, tương ứng với dấu (+)DX và (-)DX

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-10-2012, 14:41

Cho mình đóng góp ý kiến nhé. Dù bạn có làm 1000 lần nữa thì kết quả cũng khác nhau. -  Phương pháp 2 bằng với phương pháp 3 ( theo bài viết của anh Hùng) nó chỉ gần bằng nhau khi các dao động bậc cao không tính đến trong phân tích dao động của bạn tham gia rất nhỏ không đáng kể. - Mặc dù tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 dịch từ tiêu chuẩn Eurcode 8 nhưng nó phần có nhiều phần khác nhau: (ví dụ tiêu chuẩn Eurocode 8 chấp nhận 2 đường cong phổ phản ứng dạng 1 khi Ms>=5,5, dạng 2 khi Ms<5,5 còn Tiêu chuẩn VN chỉ lấy 1 đường cong phổ dạng 1....vv) do đó phương án 2 và phương án 1 sẽ có sự khác nhau. - Cuối cùng bạn muốn hiểu rõ thì cần phải có kiến thức về động lực công trình và thiết kế kháng chấn (từ đâu ra cái phổ...vvv) - Còn nữa bạn nhầm giữa phương pháp lực ngang tương đương và phương pháp phổ phản ứng rồi (cái bài viết của anh Hùng (phương pháp 3 khai báo tải trọng động đất ) là quy về lực quán tính tương đương theo phương pháp phổ phản ứng). Em vừa xem xong file của anh gởi về  ví dụ về 3 trường hợp gán tải động đất em có một vấn đề chưa hiểu là tại sao khi xuất ra kết quả nội lực thì theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương và gán tải tự động thì kết quả moment M3-3 trong dầm và cột có moment âm và dương nhưng đối với trường hợp gán tải bán tự động(theo phổ phản ứng) thì kết quả moment M3-3 chỉ có moment dương thôi. - Cái này có thể trả lời là do phương pháp tổ hợp tải trọng khi bạn tổ hợp chế độ ADD thì momen chỉ có một dấu, khi bạn tổ hợp chế độ tổ hợp SRSS thì Etabs có 2 giá trị âm và dương đối xứng (bạn có thể tham khảo manual của ETABS nhé). - Xin lỗi không phải chém gió đâu nha (tại vì thấy mọi người tính toán động đất dễ quá, ai cũng tính được cả...trong lúc mấy anh phải du học 2 năm về nó)

0

vietcons

Bài viết: 3

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-10-2012, 15:03

vietcons

Cho mình đóng góp ý kiến nhé. Dù bạn có làm 1000 lần nữa thì kết quả cũng khác nhau. -  Phương pháp 2 bằng với phương pháp 3 ( theo bài viết của anh Hùng) nó chỉ gần bằng nhau khi các dao động bậc cao không tính đến trong phân tích dao động của bạn tham gia rất nhỏ không đáng kể. - Mặc dù tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 dịch từ tiêu chuẩn Eurcode 8 nhưng nó phần có nhiều phần khác nhau: (ví dụ tiêu chuẩn Eurocode 8 chấp nhận 2 đường cong phổ phản ứng dạng 1 khi Ms>=5,5, dạng 2 khi Ms<5,5 còn Tiêu chuẩn VN chỉ lấy 1 đường cong phổ dạng 1....vv) do đó phương án 2 và phương án 1 sẽ có sự khác nhau. - Cuối cùng bạn muốn hiểu rõ thì cần phải có kiến thức về động lực công trình và thiết kế kháng chấn (từ đâu ra cái phổ...vvv) - Còn nữa bạn nhầm giữa phương pháp lực ngang tương đương và phương pháp phổ phản ứng rồi (cái bài viết của anh Hùng (phương pháp 3 khai báo tải trọng động đất ) là quy về lực quán tính tương đương theo phương pháp phổ phản ứng). Em vừa xem xong file của anh gởi về  ví dụ về 3 trường hợp gán tải động đất em có một vấn đề chưa hiểu là tại sao khi xuất ra kết quả nội lực thì theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương và gán tải tự động thì kết quả moment M3-3 trong dầm và cột có moment âm và dương nhưng đối với trường hợp gán tải bán tự động(theo phổ phản ứng) thì kết quả moment M3-3 chỉ có moment dương thôi. - Cái này có thể trả lời là do phương pháp tổ hợp tải trọng khi bạn tổ hợp chế độ ADD thì momen chỉ có một dấu, khi bạn tổ hợp chế độ tổ hợp SRSS thì Etabs có 2 giá trị âm và dương đối xứng (bạn có thể tham khảo manual của ETABS nhé). - Xin lỗi không phải chém gió đâu nha (tại vì thấy mọi người tính toán động đất dễ quá, ai cũng tính được cả...trong lúc mấy anh phải du học 2 năm về nó)

- Cái này có thể trả lời là do phương pháp tổ hợp tải trọng khi bạn tổ hợp chế độ ADD thì momen chỉ có một dấu, khi bạn tổ hợp chế độ tổ hợp SRSS thì Etabs có 2 giá trị âm và dương đối xứng (bạn có thể tham khảo manual của ETABS nhé). - Xin lỗi không phải chém gió đâu nha (tại vì thấy mọi người tính toán động đất dễ quá, ai cũng tính được cả...trong lúc mấy anh phải du học 2 năm về nó)[/quote] . Hôm nào có điều kiện mong bạn vietcons chia sẻ những kiến thức quý báu bạn thu được trong thời gian du học. Cũng mong bạn nêu những vấn để mà bạn cho là bất cập, chưa hợp lý trong thực tế thiết kế kết cấu hiện tại.  Mình cũng mong bạn sớm hoàn thành một bài viết về vấn đề xác định thành phần động của tải trọng gió (theo quan điểm của bạn) để chia sẻ với mọi người Xin Cảm ơn

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-10-2012, 15:37

Cám ơn anh Hùng. Em sẽ cố gắng chia sẽ những gì em biết. Còn việc chia sẽ quan niệm tính thành phần động của tải trọng gió thì cũng đã cố gắng viết để chia sẽ nhưng quá dài và khó có thể sử dụng thuật ngữ để diễn tả, chẳng hạn như trong tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 giá trị Yij được dịch là dịch chuyển ngang tỷ đối (không thứ nguyên) có nhiều người nhâm là chuyển vị và trên rất nhiều diễn đàn cứ hỏi mỗi lần thay đổi đơn vị Etabs thì nó thay đổi....vvv nên rất khó cho em khi viết bài (nếu sau này có bạn bè vào diễn đàn của anh thì sẽ ném đá em chết). Tuy nhiên em có thể trả lời anh như thế này: + nếu chỉ áp dụng cho nhà cao dưới 75 m (25 tầng) (theo tiêu chuẩn Việt Nam 198 :1997 ) + chấp nhận bỏ qua thành phần gió xoắn, thành phần gió ngang chỉ xét đến thành phần gió dọc + bỏ qua tính cộng hưởng của gió. + nếu tỷ lệ giới hạn chiều cao và bề rộng cho phép + hình dạng nhà gần hình chữ nhật hoặc vuông khá đối xứng.....thì có thể phân tích gió động theo 2 phương độc lập như phần mềm của anh. Em sẽ tích cực tham gia diễn đàn và chia sẽ như anh đã chia sẽ với mọi người. Thanks

0

vietcons

Bài viết: 3

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-10-2012, 16:21

vietcons

Cho mình đóng góp ý kiến nhé. Dù bạn có làm 1000 lần nữa thì kết quả cũng khác nhau. -  Phương pháp 2 bằng với phương pháp 3 ( theo bài viết của anh Hùng) nó chỉ gần bằng nhau khi các dao động bậc cao không tính đến trong phân tích dao động của bạn tham gia rất nhỏ không đáng kể. - Mặc dù tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 dịch từ tiêu chuẩn Eurcode 8 nhưng nó phần có nhiều phần khác nhau: (ví dụ tiêu chuẩn Eurocode 8 chấp nhận 2 đường cong phổ phản ứng dạng 1 khi Ms>=5,5, dạng 2 khi Ms<5,5 còn Tiêu chuẩn VN chỉ lấy 1 đường cong phổ dạng 1....vv) do đó phương án 2 và phương án 1 sẽ có sự khác nhau. - Cuối cùng bạn muốn hiểu rõ thì cần phải có kiến thức về động lực công trình và thiết kế kháng chấn (từ đâu ra cái phổ...vvv) - Còn nữa bạn nhầm giữa phương pháp lực ngang tương đương và phương pháp phổ phản ứng rồi (cái bài viết của anh Hùng (phương pháp 3 khai báo tải trọng động đất ) là quy về lực quán tính tương đương theo phương pháp phổ phản ứng). Em vừa xem xong file của anh gởi về  ví dụ về 3 trường hợp gán tải động đất em có một vấn đề chưa hiểu là tại sao khi xuất ra kết quả nội lực thì theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương và gán tải tự động thì kết quả moment M3-3 trong dầm và cột có moment âm và dương nhưng đối với trường hợp gán tải bán tự động(theo phổ phản ứng) thì kết quả moment M3-3 chỉ có moment dương thôi. - Cái này có thể trả lời là do phương pháp tổ hợp tải trọng khi bạn tổ hợp chế độ ADD thì momen chỉ có một dấu, khi bạn tổ hợp chế độ tổ hợp SRSS thì Etabs có 2 giá trị âm và dương đối xứng (bạn có thể tham khảo manual của ETABS nhé). - Xin lỗi không phải chém gió đâu nha (tại vì thấy mọi người tính toán động đất dễ quá, ai cũng tính được cả...trong lúc mấy anh phải du học 2 năm về nó)

chào anh! - Theo như anh vietcons góp ý : " Cái này có thể trả lời là do phương pháp tổ hợp tải trọng khi bạn tổ hợp chế độ ADD thì momen chỉ có một dấu, khi bạn tổ hợp chế độ tổ hợp SRSS thì Etabs có 2 giá trị âm và dương đối xứng (bạn có thể tham khảo manual của ETABS nhé) ". - Theo như anh Hung góp ý : "Tải trọng theo tự động hoàn toàn (tính theo tĩnh lực ngang tương đương), và tải trọng gán bằng tay (tính theo phương pháp phân tích dạng dao động với 1 dạng dao động hoặc tĩnh lực ngang tương đương) có giá trị tại mỗi tầng là 1 lực duy nhất, sinh ra duy nhất 1 nội lực. Dạng nội lực lúc này thể hiện đúng với thông thường là có dấu (dương hoặc âm) trên cấu kiện. Khi tổ hợp với các tải trọng khác thì ta tạo thành 2 tổ hợp với dấu lần lượt là (+) DX và (-) DX. Do nội lực ứng với tải trọng động đất gán theo phổ được tính toán bằng trung bình phương của nội lực các dạng dao động (dù chỉ tính 1 dạng), nên luôn có dấu (+). Khi tổ hợp với các tải trọng khác, Etabs tự động phát sinh ra 2 tổ hợp MAX và MIN, tương ứng với dấu (+)DX và (-)DX " - Cách góp ý của anh vietconsanh Hung có phần đối lập nhau hoàn toàn, em không biết anh vietcons đúng hay anh Hung đúng. - Nhưng theo ví dụ của anh hùng khi tổ hợp động đất theo theo kiểu SRSS (không phải theo CQC) thì giá trị Moment M3-3 vẫn một giá trị dương (đối với trường hợp tải trọng "DXP" theo như ví dụ anh Hung). - Em nghĩ anh vietcons đi du học nước ngoài nghiên cứu kỹ về phần này như anh đã nêu "Xin lỗi không phải chém gió đâu nha (tại vì thấy mọi người tính toán động đất dễ quá, ai cũng tính được cả...trong lúc mấy anh phải du học 2 năm về nó" nên không thể sai được. - Vậy anh có thể giải thích rõ hơn về vấn đề này dựa trên ví dụ của anh Hùng để mọi người có thể cùng tham khảo và học hỏi những kiến thức quí báu mà anh học được từ nước ngoài. Thanks!

0

lekhanhphuong07

Bài viết: 14

Số lượt thích: 1

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

11-10-2012, 13:00

Mình không biết ví dụ của anh Hùng giúp bạn là sao hết nên không hiểu ý bạn, tuy nhiên mình nghĩ anh Hùng và mình có chung một quan điểm, có thể do bạn hiểu sai ý anh ấy. - Qua câu hỏi của bạn mình nghĩ bạn chưa hiểu được tổ hợp động đất theo theo kiểu SRSS và CQC (bạn cần tìm hiểu về nó vì là cơ sở quyết định độ chính xác của bài toán, nếu không rõ tốt hơn hết bạn chọn CQC nhé). - Phương pháp tĩnh lực ngang tương đương chỉ xét một dạng dạng dao động nên không có tổ hợp gì trong này hết (chỉ có tổ hợp về hướng của động đất thôi EX = Ex + 0,3Ey và EY =0,3 Ex + Ey (chỉ kể đến tác dụng theo phương ngang của động đất). Khi tổ hợp tải trọng bạn sử dụng chức năng Add nên chỉ một giá trị, tuy nhiên dao động của nền đất và công trình là theo chiều và phương bất kỳ nên trường hợp này bạn cần tổ hợp thêm trường hợp EX và EY có dấu ngược lại (tương tự như gió X (theo phương X ), gió XX (theo phương ngược lại). - Trường hợp bạn phân tích theo phương pháp phổ phản ứng (xét đến nhiều dạng dao động (bỏ qua dao động xoắn nếu đưa về lực tĩnh tương đương của từng mode ) thì khi bạn tổ hợp giữa các dạng dao động bạn sẽ chọn tổ hợp SRSS thì máy tính tự có 2 giá trị đối xứng nên bạn không cần 2 trường hợp như gió X và gió XX như trên. - Do câu hỏi không rõ nên mình chỉ có thể trao đổi với bạn nhiêu đây. Mong sẽ giúp bạn được ít nhiều gì đó.

0

vietcons

Bài viết: 3

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

12-10-2012, 01:46

vietcons

Mình không biết ví dụ của anh Hùng giúp bạn là sao hết nên không hiểu ý bạn, tuy nhiên mình nghĩ anh Hùng và mình có chung một quan điểm, có thể do bạn hiểu sai ý anh ấy. - Qua câu hỏi của bạn mình nghĩ bạn chưa hiểu được tổ hợp động đất theo theo kiểu SRSS và CQC (bạn cần tìm hiểu về nó vì là cơ sở quyết định độ chính xác của bài toán, nếu không rõ tốt hơn hết bạn chọn CQC nhé). - Phương pháp tĩnh lực ngang tương đương chỉ xét một dạng dạng dao động nên không có tổ hợp gì trong này hết (chỉ có tổ hợp về hướng của động đất thôi EX = Ex + 0,3Ey và EY =0,3 Ex + Ey (chỉ kể đến tác dụng theo phương ngang của động đất). Khi tổ hợp tải trọng bạn sử dụng chức năng Add nên chỉ một giá trị, tuy nhiên dao động của nền đất và công trình là theo chiều và phương bất kỳ nên trường hợp này bạn cần tổ hợp thêm trường hợp EX và EY có dấu ngược lại (tương tự như gió X (theo phương X ), gió XX (theo phương ngược lại). - Trường hợp bạn phân tích theo phương pháp phổ phản ứng (xét đến nhiều dạng dao động (bỏ qua dao động xoắn nếu đưa về lực tĩnh tương đương của từng mode ) thì khi bạn tổ hợp giữa các dạng dao động bạn sẽ chọn tổ hợp SRSS thì máy tính tự có 2 giá trị đối xứng nên bạn không cần 2 trường hợp như gió X và gió XX như trên. - Do câu hỏi không rõ nên mình chỉ có thể trao đổi với bạn nhiêu đây. Mong sẽ giúp bạn được ít nhiều gì đó.

Chào anh ! về mấy cái tổ hợp mình hiểu như thế này không biết đúng không : - CQC: (Complete Quadratic Combination) Phương Pháp Tổ Hợp Bậc Hai Hoàn Chỉnh - Wilson, Kiureghian,Bayo (1981). Kĩ Thuật Tổ Hợp này xét tới xác xuất gần nhau của các dạng dao động gần nhau về chu kì trong các dạng dao động không gian. Nếu độ cản của dạng dao động bằng 0 nó trở về phương pháp SRSS - SRSS: (Square Root of the Sum of the Squares) Phương Pháp Căn Bậc Hai Của Tổng Bình Phương. Kỹ Thuật Tổ Hợp này không xét tới sự gần nhau của các dạng dao động như CQC và GMC. - ABS: (Absolute) Cộng Trị Tuyệt Đối, thường quá an toàn - GMC:(General Modal Combination) Phương Pháp Tổ Hợp Dao Động Riêng Tổng Quát – còn được gọi là Phương Pháp Gupta. Phương pháp xét tới xác xuất gần nhau giữa các dạng dao động riêng trong không gian giống CQC và còn bao gồm tương quan giữa các dạng bao gồm phản ứng cứng. Nên dùng CQC hay SRRS: Đây là 2 phương pháp tổ hợp tác dụng của các mode, thường dùng trong Spectrum Analysis (phân tích phổ), mà tính toán động đất là 1 trường hợp điển hình. SRSS là phương pháp tính cực đại bằng căn bậc 2 của tổng bình phương các cực đại mode. Còn CQC chính là SRSS cộng thêm sự tương tác giưa các dạng dạo động. Bởi vậy: - Dùng SRSS hợp lý khi các tần số riêng của kết cấu là khác nhau rõ rệt. - Dùng CQC khi trong các tần số riêng có vài (hoặc nhiều) cặp xấp xỉ, gần bằng nhau (vì khi đó sự tương tác giũa các mode tương ứng này là đáng kể). Thế nên, để an toàn và bỏ qua tốc độ tính toàn, thì CQC khuyến nghị nên được dùng. Nếu tài liệu hay phần mềm nào chỉ dùng SRSS thì là chưa đầy đủ. Hiện nay, các nghiên cứu tìm ra phương pháp tổ hợp mới (thay thể hoặc ưu việt hơn CQC) vẫn đang tiếp tục, theo hướng "nhanh - bền - rẻ" Thường thì các hệ có tầng số riêng cách xa nhau vì vậy ta có thể sử dụng SRSS . Các bác nào ko hiểu rõ thì cứ phang CQC cho nó tổng quát Đây là ví dụ (file đính kèm) của anh Hung. anh có thể xem và giải thích Vì vừa nói lý thuyết vừa thực hành sẽ dễ hiểu hơn. Thanks!
Vi du ve khai bao dong dat.zip (Kích thước: 120.12 KB / Tải về: 1,034)

0

lekhanhphuong07

Bài viết: 14

Số lượt thích: 1

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

18-10-2012, 21:46

Anh Hùng cho em hỏi là khi e khai báo tải động đất theo phương pháp phổ phản ứng,DDX em khai báo tại U1 là PHONGANG hệ số scale là 1, tại U2 là PHONGANG hệ số scale là 0.3,DDY em khai báo tại U1 là PHONGANG hệ số scale là 0.3,tại U2 là PHONGANG hệ số scale là 1 ,PHONGANG chính là phổ em nhập vào,em khai báo vậy đúng ko ạ? Và khi em khai báo tổ hợp tải trọng thì COM2=1TT+0.9HT+0.9DDX,khi chạy nội lực xong thì sao biểu đồ nội lực trường hợp COM2 ra dạng biểu đồ bao ạ?em đã kiểm tra khi khai báo COM2 thì e đã chọn ADD chứ ko phải EVE. A giải thích giúp e ạ,e chân thành cám ơn. Em có đính kèm file bên dưới.
vd.zip (Kích thước: 65.27 KB / Tải về: 786)

0

chbkhcm

Bài viết: 14

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

19-10-2012, 02:02

chbkhcm

Anh Hùng cho em hỏi là khi e khai báo tải động đất theo phương pháp phổ phản ứng,DDX em khai báo tại U1 là PHONGANG hệ số scale là 1, tại U2 là PHONGANG hệ số scale là 0.3,DDY em khai báo tại U1 là PHONGANG hệ số scale là 0.3,tại U2 là PHONGANG hệ số scale là 1 ,PHONGANG chính là phổ em nhập vào,em khai báo vậy đúng ko ạ? Và khi em khai báo tổ hợp tải trọng thì COM2=1TT+0.9HT+0.9DDX,khi chạy nội lực xong thì sao biểu đồ nội lực trường hợp COM2 ra dạng biểu đồ bao ạ?em đã kiểm tra khi khai báo COM2 thì e đã chọn ADD chứ ko phải EVE. A giải thích giúp e ạ,e chân thành cám ơn. Em có đính kèm file bên dưới.

. Nếu chặt chẽ về tiêu chuẩn thì việc em khai DDX và DDY như trên là chưa chính xác, em có thể thấy mục 4.3.3.5.1.(3) của tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006 quy định, có thể hiểu như sau: khi xét động đất tác động theo phương X, cần kể đến tác động theo phương Y với hệ số 0,3; tổ hợp này là tổ hợp nội lực Edx + 0.3 Edy, nghĩa là sau khi xác định nội lực theo các phương một cách độc lập, mới tổ hợp nội lực giữa chúng để đưa ra tác động động đất. Khác với việc bạn khai báo phổ với U1 và 0,3U2. Tuy nhiên, có thể thấy là hai cách khai báo này có nội lực lệch nhau không nhiều, bạn có thể xem ví dụ đính kèm khi so sánh giữa DDX và EDX1 Việc bạn xác định tổ hợp tiêu chuẩn theo hệ số 1TT + 0.9HT + 0.9DX là chưa chính xác. Hiện tại có 2 tiêu chuẩn đưa ra cách xác định tổ hợp với tải trọng động đất, tuy khác nhau nhưng ít nhất là có cơ sở hơn công thức của em đang dùng. Đó là tổ hợp theo: TCXD 198-1997 mục 3.2; hoặc TCXDVN 375-2006 mục 3.2.4; tuy nhiên áp dụng theo TCXDVN 375-2006 vẫn còn bị vướng ở chỗ các xác định TT và HT của TCVN 2737-1995 khác với EC1 Biểu đồ COM2 như em thấy là do nội lực do tải trọng gán theo phương pháp phổ được tự tổ hợp theo trung bình phương, do đó có khi tổ hợp với các tải trọng khác sẽ được phát sinh thành 2 nội lực là (Tải trọng khác + Động đất) và (Tải trọng khác - Động đất) File ví dụ: download

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

19-10-2012, 05:52

Công thức trong 375 viết ngắn gọn quá,a có thể cho em biết nếu khai báo tổ hợp tải trọng theo 375 thì TT+bao nhiêu HT+bao nhiêu EDX không ạ,tải động đất là lấy theo EDX như a khai báo phải ko ạ? A nói (tải trọng khác +Động đất) và (tải trọng khác-Động Đất) tức là tổ hợp giữa tải trọng khác và tải trọng Động Đất lấy theo 2 phương ngược nhau phải ko ạ? Nếu khai báo EDX theo như mô hình a gửi cho em thì lúc vào load combination để khai báo các trường hợp COM thì không thấy xuất hiện EDX để tổ hợp chung với TT và HT Em còn rất yếu về Đông đất,mong dc anh và các bạn hướng dẫn nhiều hơn.

0

chbkhcm

Bài viết: 14

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,886 bài viết trong 1,696 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,375 (trong đó có 301 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, ngoc phuoc

0397 306 689