Gán tải trọng Động đất trong Etabs

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

21-10-2012, 08:58

A Hùng giải thích giúp em với.

0

chbkhcm

Bài viết: 14

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

22-10-2012, 01:36

chbkhcm

Công thức trong 375 viết ngắn gọn quá,a có thể cho em biết nếu khai báo tổ hợp tải trọng theo 375 thì TT+bao nhiêu HT+bao nhiêu EDX không ạ,tải động đất là lấy theo EDX như a khai báo phải ko ạ? A nói (tải trọng khác +Động đất) và (tải trọng khác-Động Đất) tức là tổ hợp giữa tải trọng khác và tải trọng Động Đất lấy theo 2 phương ngược nhau phải ko ạ? Nếu khai báo EDX theo như mô hình a gửi cho em thì lúc vào load combination để khai báo các trường hợp COM thì không thấy xuất hiện EDX để tổ hợp chung với TT và HT Em còn rất yếu về Đông đất,mong dc anh và các bạn hướng dẫn nhiều hơn.

. Xin lỗi em, mấy hôm vừa rồi anh lo phát triển Thư viện nên chưa trả lời em được. Như em thấy trong TCXDVN 375-2006, mục 3.2.4.(1), tổ hợp tác động động đất được viết như sau: Ed = SUM(Gkj) + P + Aed + SUM(F2i.Qki) Trong đó thì G là nội lực do Tĩnh Tải, P là nội lực do ứng suất trước, Aed là nội lực do tải trọng Động đất, Qki là nội lực do hoạt tải và F2i là hệ số tổ hợp của nội lực do hoạt tải (được lấy theo bảng 3.4). Như vậy, nếu viết lại theo cách hay dùng với công trình không có ứng suấ trước thì: Tổ hợp động đất = TT + ĐĐ + Hệ số * HT Hệ số phụ thuộc vào loại hoạt tải, ví dụ theo bảng 3.4 thì khu nhà ở có hệ số 0,3, còn kho lưu trữ sẽ có hệ số 0,8. Như đã nói trong bài trước thì công thức này sử dụng với tải trọng theo tiêu chuẩn EC1, tức là tải trọng đặc trưng, khác với tải trọng của tiêu chuẩn Việt Nam là tải trọng trung bình có nhân với hệ số vượt tải. Cá nhân anh cho rằng áp dụng tổ hợp này chưa thật hợp lý. [quote]A nói (tải trọng khác +Động đất) và (tải trọng khác-Động Đất) tức là tổ hợp giữa tải trọng khác và tải trọng Động Đất lấy theo 2 phương ngược nhau phải ko ạ? [/quote] Cũng có thể hiểu là như thế [quote]Nếu khai báo EDX theo như mô hình a gửi cho em thì lúc vào load combination để khai báo các trường hợp COM thì không thấy xuất hiện EDX để tổ hợp chung với TT và HT [/quote] Etabs có thể khai báo một tổ hợp bao gồm các tổ hợp khác mà

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,889

Số lượt thích: 242

Tham gia: 21/03/2012

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

22-10-2012, 02:11

Dạ nếu khai báo EDX như a nói trong mô hình thì khi vào load combinattion thì nó không xuất hiện EDX,không xuất hiện EDX thì làm sao mình tổ hợp TT+EDX+HT đc ạ?a xem lại mô hình a đã gửi giúp e ạ.

0

chbkhcm

Bài viết: 14

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,889

Số lượt thích: 242

Tham gia: 21/03/2012

RE: Gán tải gió trong ETABS

10-06-2015, 03:43

Hồ Việt Hùng

. ag là giá trị gia tốc nền, có bản chất là gia tốc dịch chuyển của nền đất, thứ nguyên (chiều dài) / (giây bình phương), có kèm theo hệ số tầm quan trọng Gamma Giá trị mà ta trong bảng phụ lục của TCXDVN 375:2005 là đỉnh gia tốc nền agR đã được quy đổi với g, tra xong cần nhân với g. Ví dụ với thành phố Hồ Chí Minh quận Bình Thạnh như em nói, thì tra bảng là: 0,0853. Giá trị agR = 0,0853 * g = 0,0853 * 9.81. Giá trị ag = agR * Gamma, ví dụ với công trình có tầm quan trọng loại I, thì Gamma = 1,25; lúc đó ag = agR * Gamma = 0,0853 * 9,81 * 1.25 = 1,046 (m/s2) Trong một số tính toán (ví dụ tính bằng tay với hệ đơn vị T-m), người ta có thể viết ag = 0,0853 * 1,25 * g = 0,1066 * g. Bởi vì khối lượng lúc này được viết là m = P/g , với P là trọng lượng, lúc đó phép tính cuối cùng sẽ triệt tiêu giá trị g.  Dù là dùng phương thức nào để tính toán, cần khẳng định rằng bản chất của ag là gia tốc, có thứ nguyên của gia tốc. Behavior Factor q - Hệ số ứng xử của kết cấu, được định nghĩa trong mục 3.2.2.5.(3P) của tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006, được xác định trong mục 5.2.2.2 ;  Correction Factor, Lambda - Hệ số hiệu chỉnh xác định khối lượng tham gia dao động. Theo quan điểm cá nhân của mình thì nên cho bằng 1 nếu chúng ta phân tích nhiều dạng dao động. Khi chỉ phân tích 1 dạng dao động, áp dụng hệ số này theo mục 4.3.3.2.2 (Phương pháp tĩnh lực ngang tương đương), ý nghĩa của hệ số Lambda cũng được nên lên trong mục này.

trong clip hướng dẫn trên youtube , a hướng dẫn nhập ag là gia tốc nền không thứ nguyên , ko nhân với 9,81 https://www.youtube.com/watch?v=-K3u0lcqeWM

0

tranhungtad

Bài viết: 42

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-06-2015, 05:24

Mình có hỏi với bên CSI và xác nhận rằng giá trị gia tốc trong phương pháp Tĩnh lực ngang tương đương thì dùng giá trị gia tốc quy đổi (không nhân với g) bạn ạ

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,889

Số lượt thích: 242

Tham gia: 21/03/2012

RE: Gán tải trọng Động đất trong Etabs

10-06-2015, 06:56

Hồ Việt Hùng

Mình có hỏi với bên CSI và xác nhận rằng giá trị gia tốc trong phương pháp Tĩnh lực ngang tương đương thì dùng giá trị gia tốc quy đổi (không nhân với g) bạn ạ

ag là giá trị gia tốc nền, có bản chất là gia tốc dịch chuyển của nền đất, thứ nguyên (chiều dài) / (giây bình phương), có kèm theo hệ số tầm quan trọng Gamma Giá trị mà ta trong bảng phụ lục của TCXDVN 375:2005 là đỉnh gia tốc nền agR đã được quy đổi với g, tra xong cần nhân với g. Ví dụ với thành phố Hồ Chí Minh quận Bình Thạnh như em nói, thì tra bảng là: 0,0853. Giá trị agR = 0,0853 * g = 0,0853 * 9.81. Giá trị ag = agR * Gamma, ví dụ với công trình có tầm quan trọng loại I, thì Gamma = 1,25; lúc đó ag = agR * Gamma = 0,0853 * 9,81 * 1.25 = 1,046 (m/s2) vậy ở đây a trả lời nhậm àh , a cho e hỏi nữa là , nếu dùng phường pháp nhập hàm phổ theo euro trong etab thì gt ag là giá trị gia tốc quy đổi nhân với g rồi đúng không anh ?

0

tranhungtad

Bài viết: 42

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,889

Số lượt thích: 242

Tham gia: 21/03/2012

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,839 bài viết trong 1,677 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,006 (trong đó có 275 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, 1

0397 306 689