Hỏi về móng đài thang máy

21-06-2014, 10:26

anh ơi cho em hỏi với em đang tìm hiểu về móng lõi thang máy và có tìm hiểu trên nhiều diễn đàn và thấy có 2 cách mọi người hay làm 1.Ta mesh chân vách dưới lõi thang sau đó quy tải của từng điểm về trọng tâm hình học của thang máy +moomen do dời lực dọc về tâm sau đó tính toán(bản chất của nó chỉ là tính toán sơ bộ số cọc và kiểm tra thép đài móng phải không ak)ta bố trí trọng tâm lõi thang máy trùng trọng tâm đài nhóm cọc,sau đó xuất sang safe gán spring và xem phản lực cọc thấy chưa đều thì bố trí lại(có phải chỉ là dịch chuyển cọc trong đài và trọng tâm đài cọc vẫn trùng trọng tâm vách phải không anh). 2.Tìm tâm lực bằng cách lấy tâm lực của comboTT+HT làm chuẩn và quy các com bo khác về nó để khử moomen lệch tâm(em vẫn chưa rõ cách quy cái này)sau đó bố trí trọng tâm đài cọc trùng tâm lực này,suất sang safe xem phản lực cọc nếu chưa ổn thì di chuyển trọng tâm đài sao với lõi thang(cọc trong đài không dịch chuyển)cho thỏa mãn. Theo a nên làm theo cách nào và cách a dùng để tính như nào ak mong a giải thích giúp e với mông lung quá

0

anhtu90

Bài viết: 11

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 03:09

Trước hết xin làm rõ khái kiệm: tâm đài cọc và tâm nhóm cọc, đài cọc có thể có kích thước tùy ý, tâm hình học của đài cọc có thể không trùng với tâm nhóm cọc, để tránh hiểu nhầm, từ đây xin hiểu tâm đài cọc là khái niệm dùng để chỉ tâm của nhóm cọc, là vị trí hợp lực nếu toàn bộ các cọc chịu tải trọng giống nhau. Bài toán tính toán móng cọc bao gồm 2 nhiệm vụ chính là Xác định số lượng cọc và Tính toán cốt thép cho đài cọc. Nếu số lượng cọc có thể xác định được khá đơn giản bằng các phép tính thông thường, thì bài toán Tính toán cốt thép cho đài cọc không thể thực hiện được bằng các phép tính thông thường đối với nhiều trường hợp: đài cọc dưới nhiều điểm đặt lực (đài vách thang máy, đỡ nhiều cột), đài cọc lệch tâm tại biên công trình v.v.. do không thể xác định được mô men trong đài cọc. Trong những trường hợp đó cần thiết phải sử dụng phần mềm như SAFE để xác định mô men trong đài cọc Trở lại với vấn đề, 2 cách mà bạn nói thực chất không phải là 2 cách, mà cùng chung 1 ý tưởng duy nhất: tâm đài cọc trùng với vị trí hợp lực của chân vách, với mục đích tránh mô men phát sinh do ngoại lực đặt lệch khỏi tâm nhóm cọc. Như vậy là xoay quanh việc xác định hợp lực và vị trí tâm hợp lực. Từ đây nảy sinh ra 2 vấn đề:
  • Xác định tâm hợp lực như thế nào ?
  • Và, mỗi trường hợp tổ hợp tải trọng có một vị trí tâm hợp lực, chúng ta sẽ bố trí tâm đài cọc trùng với tâm hợp lực của trường hợp tổ hợp nào ?
Bài toán xác định tâm hợp lực Tâm hợp lực được xác định căn cứ vào lực dọc, vị trí được tính toán như sau: X = sigma(Nzi*Xi) / sigma(Nzi) Y = sigma(Nzi*Yi) / sigma(Nzi) Trong đó Nzi, Xi, Yi lần lượt là lực dọc và vị trí của từng điểm chia vách. Như vậy việc xác định vị trí tâm hợp lực là một việc đơn giản, còn việc chia vách như thế nào, chia thật hay chia ảo chỉ là việc làm trong Etabs. Thực chất việc chia thật vách hoặc chia ảo vách sẽ mang lại kết quả giống nhau (xem tại đây: http://ketcausoft.com/forum/showthread.php?tid=60&pid=4276#pid4276 ), tuy nhiên, việc chia thật vách ở tầng 1 sẽ dẫn tới việc dễ dàng thu thập và xử lý về sau (đây là vấn đề kinh nghiệm, chỉ khi bạn làm thực tế mới nắm được điểm này). Chọn tâm đài cọc trùng với vị trí hợp lực của tổ hợp nào ? Chúng ta có các trường hợp tổ hợp: của riêng tải trọng thẳng đứng, và các tổ hợp của tải trọng đứng với tải trọng ngang (ví dụ gió hoặc động đất). Tải trọng gió hoặc động đất đều có 2 chiều tác dụng, ví dụ với tải trọng gió thì có chiều trừ trái sang, và chiều từ phải sang, như hình dưới các bạn có thể thấy vị trí hợp lực của hai trường hợp này có vị trí khác nhau. Gọi N1 và N2 hợp lực của tổ hợp ứng với các trường hợp gió thổi từ bên trái và gió thổi từ bên phải, Ng là hợp lực của tổ hợp chỉ có tải trọng thẳng đứng; d là khoảng cách giữa N1 và N2 trên mặt bằng. Nếu ta đặt tâm đài cọc trùng với vị trí N1, thì trong trường hợp tổ hợp có hợp lực N2, chúng ta sẽ có mô men lệch tâm phát sinh là N2*d; ngược lại nếu chúng ta đặt vị trí tâm đài cọc trung với N2, thì chúng ta sẽ có mô men lệch tâm phát sinh là N1*d. Từ đây có thể kết luận là vị trí hợp lý của tâm đài cọc chính là Ng, khi đó khoảng cách từ tâm đài cọc đến tâm hợp lực trong các trường hợp tổ hợp khác là bé nhất. Kết luận lại rằng chúng ta sẽ bố trí tâm đài cọc trùng với vị trí tâm hợp lực của tổ hợp chỉ có tải trọng thẳng đứng (tĩnh tải và hoạt tải)

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,906

Số lượt thích: 255

Tham gia: 21/03/2012

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 08:01

Hồ Việt Hùng

Trước hết xin làm rõ khái kiệm: tâm đài cọc và tâm nhóm cọc, đài cọc có thể có kích thước tùy ý, tâm hình học của đài cọc có thể không trùng với tâm nhóm cọc, để tránh hiểu nhầm, từ đây xin hiểu tâm đài cọc là khái niệm dùng để chỉ tâm của nhóm cọc, là vị trí hợp lực nếu toàn bộ các cọc chịu tải trọng giống nhau. Bài toán tính toán móng cọc bao gồm 2 nhiệm vụ chính là Xác định số lượng cọc và Tính toán cốt thép cho đài cọc. Nếu số lượng cọc có thể xác định được khá đơn giản bằng các phép tính thông thường, thì bài toán Tính toán cốt thép cho đài cọc không thể thực hiện được bằng các phép tính thông thường đối với nhiều trường hợp: đài cọc dưới nhiều điểm đặt lực (đài vách thang máy, đỡ nhiều cột), đài cọc lệch tâm tại biên công trình v.v.. do không thể xác định được mô men trong đài cọc. Trong những trường hợp đó cần thiết phải sử dụng phần mềm như SAFE để xác định mô men trong đài cọc Trở lại với vấn đề, 2 cách mà bạn nói thực chất không phải là 2 cách, mà cùng chung 1 ý tưởng duy nhất: tâm đài cọc trùng với vị trí hợp lực của chân vách, với mục đích tránh mô men phát sinh do ngoại lực đặt lệch khỏi tâm nhóm cọc. Như vậy là xoay quanh việc xác định hợp lực và vị trí tâm hợp lực. Từ đây nảy sinh ra 2 vấn đề:

  • Xác định tâm hợp lực như thế nào ?
  • Và, mỗi trường hợp tổ hợp tải trọng có một vị trí tâm hợp lực, chúng ta sẽ bố trí tâm đài cọc trùng với tâm hợp lực của trường hợp tổ hợp nào ?
Bài toán xác định tâm hợp lực Tâm hợp lực được xác định căn cứ vào lực dọc, vị trí được tính toán như sau: X = sigma(Nzi*Xi) / sigma(Nzi) Y = sigma(Nzi*Yi) / sigma(Nzi) Trong đó Nzi, Xi, Yi lần lượt là lực dọc và vị trí của từng điểm chia vách. Như vậy việc xác định vị trí tâm hợp lực là một việc đơn giản, còn việc chia vách như thế nào, chia thật hay chia ảo chỉ là việc làm trong Etabs. Thực chất việc chia thật vách hoặc chia ảo vách sẽ mang lại kết quả giống nhau (xem tại đây:
http://ketcausoft.com/forum/showthread.php?tid=60&pid=4276#pid4276 ), tuy nhiên, việc chia thật vách ở tầng 1 sẽ dẫn tới việc dễ dàng thu thập và xử lý về sau (đây là vấn đề kinh nghiệm, chỉ khi bạn làm thực tế mới nắm được điểm này). Chọn tâm đài cọc trùng với vị trí hợp lực của tổ hợp nào ? Chúng ta có các trường hợp tổ hợp: của riêng tải trọng thẳng đứng, và các tổ hợp của tải trọng đứng với tải trọng ngang (ví dụ gió hoặc động đất). Tải trọng gió hoặc động đất đều có 2 chiều tác dụng, ví dụ với tải trọng gió thì có chiều trừ trái sang, và chiều từ phải sang, như hình dưới các bạn có thể thấy vị trí hợp lực của hai trường hợp này có vị trí khác nhau. Gọi N1 và N2 hợp lực của tổ hợp ứng với các trường hợp gió thổi từ bên trái và gió thổi từ bên phải, Ng là hợp lực của tổ hợp chỉ có tải trọng thẳng đứng; d là khoảng cách giữa N1 và N2 trên mặt bằng. Nếu ta đặt tâm đài cọc trùng với vị trí N1, thì trong trường hợp tổ hợp có hợp lực N2, chúng ta sẽ có mô men lệch tâm phát sinh là N2*d; ngược lại nếu chúng ta đặt vị trí tâm đài cọc trung với N2, thì chúng ta sẽ có mô men lệch tâm phát sinh là N1*d. Từ đây có thể kết luận là vị trí hợp lý của tâm đài cọc chính là Ng, khi đó khoảng cách từ tâm đài cọc đến tâm hợp lực trong các trường hợp tổ hợp khác là bé nhất. Kết luận lại rằng chúng ta sẽ bố trí tâm đài cọc trùng với vị trí tâm hợp lực của tổ hợp chỉ có tải trọng thẳng đứng (tĩnh tải và hoạt tải)

Bài toán xác định tâm hợp lực Tâm hợp lực được xác định căn cứ vào lực dọc, vị trí được tính toán như sau: X = sigma(Nzi*Xi) / sigma(Nzi) Y = sigma(Nzi*Yi) / sigma(Nzi) Trong đó Nzi, Xi, Yi lần lượt là lực dọc và vị trí của từng điểm chia vách. Theo em hiểu có phải là Xi và Yi có phải là độ lệch tâm hình học e của comboTT+HT so với tâm hình học của vách thang máy của điểm i ta quy nó về đấy X và Y có phải là độ lệch tâm của tâm lực so với tâm hình học vách thang máy phải không a và bản chất của tâm lực chính là xác định tâm của moomen lệch tâm phải không ak

0

anhtu90

Bài viết: 11

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 08:46

anhtu90

Bài toán xác định tâm hợp lực Tâm hợp lực được xác định căn cứ vào lực dọc, vị trí được tính toán như sau: X = sigma(Nzi*Xi) / sigma(Nzi) Y = sigma(Nzi*Yi) / sigma(Nzi) Trong đó Nzi, Xi, Yi lần lượt là lực dọc và vị trí của từng điểm chia vách. Theo em hiểu có phải là Xi và Yi có phải là độ lệch tâm hình học e của comboTT+HT so với tâm hình học của vách thang máy của điểm i ta quy nó về đấy X và Y có phải là độ lệch tâm của tâm lực so với tâm hình học vách thang máy phải không a và bản chất của tâm lực chính là xác định tâm của moomen lệch tâm phải không ak

. Em chưa nắm được tinh thần của vấn đề, em phải cố gắng hiểu được thật rõ ràng, minh bạch, cố gắng đọc kỹ các vấn đề anh đã trình bày. Trước khi giải các bài toán phức tạp, cố gắng hiểu thật rõ ràng các bài toán đơn giản, như đài cọc đơn thì có vấn đề gì ? Anh cũng khuyên em nên giải trước bài toán đài cọc dưới chân 2 cột để xem nó là cái gì ? nó khác bài toán đài đơn ở chỗ nào ? nó có vấn đề gì cần giải quyết ? Làm được như thế thì em mới có đủ khả năng thực hiện các bài toán phức tạp, tránh trường hợp em vấp vào ngay và có quá ít các kinh nghiệm trong tay, trong khi làng xây dựng mình thì rất là lắm sóng gió, gió thổi thuyền em không biết đi về đâu :D Trở lại với vấn đề, đây là bài toán xác định tâm của hợp lực, Xi và Yi là vị trí của các điểm đặt lực (các điểm chia vách), các tọa độ này là tọa độ so với gốc được chọn, ví dụ có thể chọn luôn gốc tọa độ là 0,0 (chính là điểm giao giữa trục 1 và trục A của mặt bằng công trình. Kết quả cho ra tọa độ hợp lực X và Y cũng là so với gốc tọa độ. Mỗi trường hợp tổ hợp tìm được 1 vị trí hợp lực. Chọn tâm đài cọc trùng với hợp lực trong tổ hợp 1 (tổ hợp tĩnh tải + hoạt tải) Khi kiểm tra tải trọng đầu cọc, Tổ hợp 1 không có mô men phụ thêm do lệch tâm, còn các tổ hợp khác thì có mô men phụ thêm do lệch tâm, giá trị bằng lực dọc nhân với độ lệch so với vị trí tâm đài cọc

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,906

Số lượt thích: 255

Tham gia: 21/03/2012

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 08:52

Tiện đây cho em hỏi luôn 1 chút nữa em đang có 1 công trình 6 tầng do kiến trúc (cầu thang bộ bo quanh vách)nên phải đặt vách thang máy,em định gán tải gió vào tâm hình học để nó tự phân chia tải theo độ cứng vậy thì phải khai báo sàn tuyệt đối cứng.vậy theo anh với công trình thấp tầng khai báo sàn tuyệt đối cứng có phản ánh đúng sự làm việc của sàn và kết cấu không anh và nếu gán gió vào dầm biên thì nó có phân phối đúng tải trọng gió cho vách không ak.

0

anhtu90

Bài viết: 11

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 09:02

anhtu90

Tiện đây cho em hỏi luôn 1 chút nữa em đang có 1 công trình 6 tầng do kiến trúc (cầu thang bộ bo quanh vách)nên phải đặt vách thang máy,em định gán tải gió vào tâm hình học để nó tự phân chia tải theo độ cứng vậy thì phải khai báo sàn tuyệt đối cứng.vậy theo anh với công trình thấp tầng khai báo sàn tuyệt đối cứng có phản ánh đúng sự làm việc của sàn và kết cấu không anh và nếu gán gió vào dầm biên thì nó có phân phối đúng tải trọng gió cho vách không ak.

. Tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375-2006 (nay tên nó có thể đã khác), quy định tại mục 5.10.(1) rằng chỉ cần sàn đổ toàn khối (hoặc lớp topping của sàn lắp ghép) dày đủ 7cm thì được coi là sàn tuyệt đối cứng. Như vậy là không quy định việc có bao nhiêu tầng hay không, Tuy nhiên em có thể làm thử một ví dụ đơn giản trong Etabs để xem có sự khác biệt về nội lực trong các cột trong 2 trường hợp gán tải hay không (up được lên đây kết quả so sánh thì càng đáng quý :) ) Thế nhưng mà trường hợp thấp tầng như của em thì tốt nhất là làm cột ở khu vực thang máy chứ đừng làm vách, nếu làm vách thì nội lực tại đó rất lớn, khó bố trí và khá là tốn cọc ,

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,906

Số lượt thích: 255

Tham gia: 21/03/2012

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 11:16

Hồ Việt Hùng

. Tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375-2006 (nay tên nó có thể đã khác), quy định tại mục 5.10.(1) rằng chỉ cần sàn đổ toàn khối (hoặc lớp topping của sàn lắp ghép) dày đủ 7cm thì được coi là sàn tuyệt đối cứng. Như vậy là không quy định việc có bao nhiêu tầng hay không, Tuy nhiên em có thể làm thử một ví dụ đơn giản trong Etabs để xem có sự khác biệt về nội lực trong các cột trong 2 trường hợp gán tải hay không (up được lên đây kết quả so sánh thì càng đáng quý :) ) Thế nhưng mà trường hợp thấp tầng như của em thì tốt nhất là làm cột ở khu vực thang máy chứ đừng làm vách, nếu làm vách thì nội lực tại đó rất lớn, khó bố trí và khá là tốn cọc ,

ok a ơi.em hiểu về cái tâm lực rùi :D và khi mình bố trí tâm lực trùng với tâm đài nếu phản lực đầu cọc không đều thì mình chỉ di chuyển các cọc trong đài cho phản lực đều phải không ak.[quote] Làm được như thế thì em mới có đủ khả năng thực hiện các bài toán phức tạp, tránh trường hợp em vấp vào ngay và có quá ít các kinh nghiệm trong tay, trong khi làng xây dựng mình thì rất là lắm sóng gió, gió thổi thuyền em không biết đi về đâu [/quote] em cũng tý nữa không biết đi về đâu a ak' :D [quote]Tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375-2006 (nay tên nó có thể đã khác), quy định tại mục 5.10.(1) rằng chỉ cần sàn đổ toàn khối (hoặc lớp topping của sàn lắp ghép) dày đủ 7cm thì được coi là sàn tuyệt đối cứng. Như vậy là không quy định việc có bao nhiêu tầng hay không, Tuy nhiên em có thể làm thử một ví dụ đơn giản trong Etabs để xem có sự khác biệt về nội lực trong các cột trong 2 trường hợp gán tải hay không (up được lên đây kết quả so sánh thì càng đáng quý ) Thế nhưng mà trường hợp thấp tầng như của em thì tốt nhất là làm cột ở khu vực thang máy chứ đừng làm vách, nếu làm vách thì nội lực tại đó rất lớn, khó bố trí và khá là tốn cọc , [/quote]Vâng.ban đầu em cũng định làm cột và xây tường nhưng cái lõi thang ở giữa ô sàn và có thang 3 đợt vây quanh nên 2 cột về phía cầu thang bộ không được liên kết với dầm khung nên em sợ độ cứng của nó không đảm bảo.anh cho ý kiến giúp e với.em chưa vẽ mặt bằng kết cấu nên chỉ minh họa như này
VP Elmich 25-03-2014-Model.jpg (Kích thước: 114.29 KB / Tải về: 1,359)

0

anhtu90

Bài viết: 11

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 11:35

anhtu90

ok a ơi.em hiểu về cái tâm lực rùi :D và khi mình bố trí tâm lực trùng với tâm đài nếu phản lực đầu cọc không đều thì mình chỉ di chuyển các cọc trong đài cho phản lực đều phải không ak.[quote] Làm được như thế thì em mới có đủ khả năng thực hiện các bài toán phức tạp, tránh trường hợp em vấp vào ngay và có quá ít các kinh nghiệm trong tay, trong khi làng xây dựng mình thì rất là lắm sóng gió, gió thổi thuyền em không biết đi về đâu [/quote] em cũng tý nữa không biết đi về đâu a ak' :D [quote]Tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375-2006 (nay tên nó có thể đã khác), quy định tại mục 5.10.(1) rằng chỉ cần sàn đổ toàn khối (hoặc lớp topping của sàn lắp ghép) dày đủ 7cm thì được coi là sàn tuyệt đối cứng. Như vậy là không quy định việc có bao nhiêu tầng hay không, Tuy nhiên em có thể làm thử một ví dụ đơn giản trong Etabs để xem có sự khác biệt về nội lực trong các cột trong 2 trường hợp gán tải hay không (up được lên đây kết quả so sánh thì càng đáng quý ) Thế nhưng mà trường hợp thấp tầng như của em thì tốt nhất là làm cột ở khu vực thang máy chứ đừng làm vách, nếu làm vách thì nội lực tại đó rất lớn, khó bố trí và khá là tốn cọc , [/quote]Vâng.ban đầu em cũng định làm cột và xây tường nhưng cái lõi thang ở giữa ô sàn và có thang 3 đợt vây quanh nên 2 cột về phía cầu thang bộ không được liên kết với dầm khung nên em sợ độ cứng của nó không đảm bảo.anh cho ý kiến giúp e với.em chưa vẽ mặt bằng kết cấu nên chỉ minh họa như này

. Cọc trong đài hầu như không thể lực giống nhau được, nếu đài cọc tuyệt đối cứng (tính bằng excel) thì đài cọc phía ngoài sẽ chịu lực dọc lớn hơn phía trong do phải chịu mô men, Tuy nhiên nếu xem xét biểu đồ bao mà thấy các cọc ở một góc chịu tải trọng lớn hơn các góc còn lại thì em cứ di chuyển cả hệ cọc sao cho tâm nhóm cọc dịch về phía góc lúc nãy các cọc có tải trọng lớn hớn. (em đừng nhầm lẫn kích thước hình học của đài cọc với tâm của nhóm cọc - cái này anh đã nói phía trên) [quote]Vâng.ban đầu em cũng định làm cột và xây tường nhưng cái lõi thang ở giữa ô sàn và có thang 3 đợt vây quanh nên 2 cột về phía cầu thang bộ không được liên kết với dầm khung nên em sợ độ cứng của nó không đảm bảo.anh cho ý kiến giúp e với.em chưa vẽ mặt bằng kết cấu nên chỉ minh họa như này [/quote] . Em tưởng tượng cái tháp nước chữa cháy có 6 đến 8 chân đứng chơ lơ nối với nhau bằng các dầm mà vẫn chịu mấy chục tấn nước rất tốt, Tải thang máy của em chưa đến 5 tấn, nên em đừng có lo về phương án 4 cột ở vị trí thang máy. Làm cột trong trường hợp của em sẽ tiết kiệm nhiều đó em

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,906

Số lượt thích: 255

Tham gia: 21/03/2012

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 11:55

Hồ Việt Hùng

. Cọc trong đài hầu như không thể lực giống nhau được, nếu đài cọc tuyệt đối cứng (tính bằng excel) thì đài cọc phía ngoài sẽ chịu lực dọc lớn hơn phía trong do phải chịu mô men, Tuy nhiên nếu xem xét biểu đồ bao mà thấy các cọc ở một góc chịu tải trọng lớn hơn các góc còn lại thì em cứ di chuyển cả hệ cọc sao cho tâm nhóm cọc dịch về phía góc lúc nãy các cọc có tải trọng lớn hớn. (em đừng nhầm lẫn kích thước hình học của đài cọc với tâm của nhóm cọc - cái này anh đã nói phía trên) [quote]Vâng.ban đầu em cũng định làm cột và xây tường nhưng cái lõi thang ở giữa ô sàn và có thang 3 đợt vây quanh nên 2 cột về phía cầu thang bộ không được liên kết với dầm khung nên em sợ độ cứng của nó không đảm bảo.anh cho ý kiến giúp e với.em chưa vẽ mặt bằng kết cấu nên chỉ minh họa như này [/quote] . Em tưởng tượng cái tháp nước chữa cháy có 6 đến 8 chân đứng chơ lơ nối với nhau bằng các dầm mà vẫn chịu mấy chục tấn nước rất tốt, Tải thang máy của em chưa đến 5 tấn, nên em đừng có lo về phương án 4 cột ở vị trí thang máy. Làm cột trong trường hợp của em sẽ tiết kiệm nhiều đó em

vâng ak.em cám ơn a nha.a chỉ cho 1 tý mà em vỡ ra bao nhiêu là thứ.bây giờ có thể tự tin làm quả này rồi :) .em mới ra trường và vừa đi làm nên còn non lắm.có gì mong a chỉ giáo.

0

anhtu90

Bài viết: 11

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: hỏi về móng đài thang máy

22-06-2014, 13:53

anhtu90

vâng ak.em cám ơn a nha.a chỉ cho 1 tý mà em vỡ ra bao nhiêu là thứ.bây giờ có thể tự tin làm quả này rồi :) .em mới ra trường và vừa đi làm nên còn non lắm.có gì mong a chỉ giáo.

. Cũng hy vọng giúp ích được cho bạn, chúc bạn làm nhiều công trình tốt, thành công trong sự nghiệp :rolleyes:

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,906

Số lượt thích: 255

Tham gia: 21/03/2012

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,903 bài viết trong 1,701 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,607 (trong đó có 265 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Trần Minh Lộ

0397 306 689