RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

05-04-2013, 23:49

hiepnguyen

Dear trucvuong, Rất vui khi nhận được những chia sẽ của bác . Về các mô hình nền , thấy bác phân tích về MC khá chi tiết , mình cũng có cùng quan điểm như bác đó là MC chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu concept design mà thôi . Với MC ta có thể khai báo phần advance để mô tả việc E thay đổi theo độ sâu . Nói về bài toán hố đào , lộ trình của nó là giảm tải và nén , theo mình thấy thì HS có thể mô phỏng được cái này so với MC , có xét đến sự unloading của hố đào . Cái việc lựa chọn thông số cho cái mô hình đơn giản kiểu MC cần thiết phải xem đất đó loại gì, trạng thái thế nào thì mới áp dụng được, chứ cứ đưa vào dùng bừa thì ko nên chút nào . Đấy là chúng ta chỉ mới bàn đến cái E mà thôi , chứ chưa đề cập đến nào là C ,Phi , Method A ,B... Bạn có thể nói thêm một chút về chọn Type Ko-Values trong bài toán hố đào sâu được ko ? Nếu được có thể gửi cho mình luận văn của bạn để có thể tham khảo thêm . Email : hiep.n@vkgroup.be Thanks & best regards,

Dear Hiệp Đầu tiên mình xin đính chính với bạn. Có lẽ bác đang hiểu lầm ý mình nói. MC như mình nói nó nên được phân tích đầu tiên vì It thông số, cho kết quả nhanh về hình dạng chuyển vị, cái hình ảnh cơ bản của đất lúc bấy giờ sao khi chạy nhiều mô hình và đọc nhiều sách về những người đã chạy trước đó Mình rút ra được kết luận như sau cùng mô hình MC 15 nút vs 6 nút chỉ nhỉnh nhau về độ chính xác ~10% khác mô hình thì khó có sự so sánh nhưng cũng chỉ nhỉnh hơn ~5% HS vs MC Mà ở đây thực ra cũng chỉ tương đối Nếu bác đã biết Đất vẫn còn nhiều bất ổn. Khi bác mô hình rồi đến khi thi công bác đã bao giờ thấy quan trắc ra như mô phỏng rồi. Dù dự đoán theo mô hình gì đi nữa cuối cùng kiểm chứng rõ nhất vẫn là theo quan trắc. Nhưng với các công trình ở VN quả là khó khăn. Khi số liệu quan trắc không được coi trọng kể cả công trình lớn. Vì theo mình vẫn còn nghiên cứu dài Mô hình nào cũng chỉ đi đến kết quả dự báo thôi cái nào gần Quan trắc nhất thì thắng Như bác nghĩ nghĩ HS sẽ là ứng cử viên cho chức vô địch đó thì đó là một sai lầm lớn. Bác có thể lấy được chỉ số E như trong mơ bằng các thí nghiệm nén nhanh cái thí nghiệm độc địa chỉ có ở VN àh. Mà thực đất không làm việc theo cách đó. Nhất mạnh MC cho kết quả nhanh và cho thấy được xu hướng ban đầu của chuyển vị. HS cũng cùng mục đích đó thôi. nhưng nó sẽ cho kết quả gần xác hơn tí so với lý thiết thôi Còn việc tôi nói E thay đổi còn Plaxis cố định thì có lẽ bác cũng hiểu lầm nốt Bác biết đấy ngay khi cuốc đào đầu tiên E của lớp đất bị tác dụng nở ra hay nén lại đã không còn như xưa rồi. Cái mà bác gọi là mô hình nâng cao đó chỉ là E thay đổi thao độ sâu ngay khi khai báo đầu. Nhưng khi xe cuốc vào việc mọi thứ đã thay đổi. E này đó mới là E làm việc và tất nhiên nó cũng liên tục thay đổi trong cả quá trình thi công cái đó Plaxis pó tay nhé! MC hay HS hay gì gì cũng chịu Nói thế để các bác hiểu E cũng không phải là vị thần cho mọi dự đoán Hiểu lúc này E ko phải là hằng số nhất là đối với hố đào sâu Móng chỉ có mỗi quá trình nén đứng, Còn hố đào sâu bác sẽ thấy 2 quá trình ở đáy hố đào và vách hố đào có hai quá trình khác nhau. Đáy dở tải đứng, Vách dở tải ngang và sẽ luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình thi công. Nếu bác bảo mô phỏng được quá trình đó bác quả là đại tài rồi. Tôi xin nghiên mình kính cẩn. Có rất nhiều thứ để nói ở đây ta chia theo 3 nhóm tác dụng nhé 1 là E, v đây là 2 hệ số đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần vì nó thể hiện độ cứng của đất như BT nhưng đất là một môi trường khắc nghiệt hơn nhiều. Bác không thể đem một mẫu đất tròn tròn mà bảo đã nắm cả cuộc đất. Đất là một cô gái khó hiểu hơn chàng bêtong thô kệt và rõ ràng Đất có thể mềm nhũng và có khi rắn rỏi. cái các bác nói về PP A, B, C, D đó chỉ là các cách làm khác nhau cùng mục đích rõ ràng trong mô hình Plaxis luôn khẳng định chúng ta cần và luôn làm đó là luôn cung cấp vào mô hình E' và v' (có thể tạm gọi là E hữu hiệu và v hữu hiệu trong trạng thái thoát nước) khác hẳn chỉ số Eu và vu nhé. vì vậy chúng ta có Phương pháp A là phương pháp được kiến nghị dùng nhưng không phải lúc nào cũng có thể với các thí nghiệm nén nhanh thường chúng ta nhận được Eu Rõ ràng là không thể đối xử quá thô bạo với chị đất nhà ta, chị phải được kích thích từ từ và có thời gian rất lâu mới phản ứng lại được cái ứng xử đó. Để các bác hiểu hơn về các phương pháp trên tôi xin gởi kèm file và nói rõ nhưng gì tôi hiểu Phương pháp A đây là phần tích xét đến ứng xuất hữu hiệu cho vật liệu ứng xử "Undrained" Tham số kể đến sức chống cắt hữu hiệu mà chúng ta có ở đây là c , apha', góc giản nở' Tham sổ kể đến độ cứng hữu hiệu của đất E'50, v' Chú ý là dấu ' là chỉ số đo ở trạng thái thoát nước. :D Khổ một nỗi thí nghiệm mà chúng ta làm được hiện nay là ra mấy thằng Eu mà các bác vô tội vạ thả vào rồi gọi là phương pháp A. Xin thưa điều kiện chúng ta chỉ có thể. B, C mới là thứ a cần nghĩ đến. Chú ý đây là phương pháp tiếp cận thông số đầu vào ko nói đến mô hình các bác chú ý nhé Vd PPA nếu có được các thông số hữu hiệu lúc đó chúng ta mới bàn dùng mô hình nào nhé Thường dùng cho các mô hình nâng cáo là HS, SS, SSC Phương B cũng phần tích hữu hiệu cũng với vật liệu ứng xử không thoát nước ở đây ta chấp nhận chỉ số c=cu, apha va góc giản nở bằng 0 vì sao ư đa số là vì đó là Sét có thời gian ứng xử lâu nên chúng ta chấp nhận nó làm việc chỉ có cu làm việc mà cu chúng ta hay gọi nó là Su - sức chống cắt không thoát nước. Cái đó là bác nghĩ cho đơn giản lại thôi. đây quả là phân tích không tồi nếu thí nghiệm địa chất chúng ta chỉ có thế. Có thể sử dụng cho mô hình SS và SSC Cuối cùng là phương pháp C đây là phương pháp có lẽ không được kiến nghị nhiều nhưng với điều kiện không có gì cả chúng ta đành chấp nhận thêm nén nhanh cho ra Eu thì vu=0.495 tại sao vu=0.495 mà không phải 0.5 vì nếu thế ma trận tính toán của chúng ta sẽ sụp đổ không thể nào nén được đất đó nên cần giảm yếu nó lại một tí. nó dành cho các vật liệu ứng xử thoát nước như cát chẳng hạn Chúng ta chỉ cần c=cu và Eu là đủ phi va góc nở =0, vu = 0.495 Nhưng tôi biết đến phương pháp D do người việt nam ta đề xuất ra cũng nên hi hi :D có c', phi' và Eu,v' rồi đưa nó vào mô phỏng thì MC, HS gì cũng không biết ứng xử thế nào Vậy thôi cứ chạy MC cho nó lành. dù sao cũng thấy được hình dạng ban đầu của nó mà biết đường chống giằng để không bị chuyển vị. Mà mô hình 2D là bất lực đành chọn mặt cắt nguy hiểm nhất nhưng thế nào là mặt cắt nguy hiểm nhất có lẽ cũng có nhiều ý kiến đánh nhau rầm rầm] Còn theo tôi nên nâng lên Mô hình 3D sẽ thấy rõ hơn tí, một tí chứ tôi không nói các bác thấy hết nhé ... thôi hôm nay chỉ bàn đến đây. Rãnh rõi tôi sẽ cùng hầu trà các bác
Lecture 3_Drained and Undrained Behavior.pdf (Kích thước: 414.98 KB / Tải về: 5,205)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

06-04-2013, 04:22

...be continue Model 3. Hardening Soil model (HS) Đây có lẽ là mô hình thân cận mà các bác coi là báo vật sao MC. Hiểu biết về nó là cả sự tự hào Là mô hình nâng cao cho việc mô hình ứng xử của đất. Nó cũng như mô hình MC, trạng thái giới hạn của ứng sức được mô tả thông qua góc ma sát (Phi), lực dính (c) và góc nở (). Tuy nhiên, Modul của đất được miêu tả chính xác hơn (một chút) bằng cách xử dụng đến 3 thông số độ cứng như một tham vọng cầu toàn. 3 thông số đó gồm + Modul đàn hồi từ thí nghiệm nén 3 trục, E50 Cách xác định đơn giản là bạn vẽ đường nằm ngang tiệm cận biểu đồ ylimit. giờ chỉ cần vẽ đường nằm ngang thứ 2 qua ylimit/2 cắt đường nén. Từ điểm giao đó vẽ đường thằng nối về gốc tọa độ. Gốc tạo thành là E50. Chứ không phải =50% Emax nhé khác (vì Emax là góc do đường thằng đi qua gốc tọa độ khi biến dạng được 1% (File dính kèm hình xác định) + Modul nén lại (Eur) chữ ur không phải là modul unDrained reconsolidation nhé! modul này không dinh gì đến drained hay undrained gì cả nhé! + Modul Oed...ometer (Eoed) trong thí nghiệm nén Oed. Thông thường cho các giá trí khác nhau ở các loại đất không theo tỉ lệ gì cả Nhưng các bác lại hay chọn Eur =3 lần E50 và Eoed = E 50 và nghiễm nhiên dùng nó vào phần tích. Có ai từng mô hình một phi công trình ví dụ chỉ 1 lớp đất dày 10m, đào sâu 2m thôi bằng Plaxis 2D và chọn MC, HS và thử so sánh thêm trường hợp Eur nhỏ lại Eur =(1.5, 2, 2.5, 3) E50 và Eeod = (1, 0.9,, 0.8, 0.7, 0.6, 0.5) E50. Vẽ biểu đồ so sánh xem nhé. Rõ ràng không như bạn nghĩ (Tôi sẽ post sau) Vì thức ra Eeod/E50 rất khác nhau ở các loại đất khác nhau nhất là đất rất cứng với đất rất mềm sẽ cho tỉ lệ khác nhau Trái ngược với MC, HS còn thêm vào độ cứng modul phụ thuộc vào ứng suất. Điều này có nghĩa là độ cứng sẽ tăng theo ứng xuất. Do đó, cả 3 độ cứng lên hệ đến một ứng xuất tham chiếu và thường sử dụng đó là 100 kPa (1 bar). Điều này có nghĩa là chính xác hơn (chăng) Mình cũng thử mô hình nó và so với quan trắc. Đúng là tốt hơn (với số liệu địa chất đúng và đủ) còn nếu thông số sai thì có trời mà biết khi chưa có quan trắc
E50 define.PNG (Kích thước: 23.43 KB / Tải về: 22,353)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hướng dẫn sử dụng Plaxis

07-04-2013, 07:08

-Xin hỏi bác Trucvuong trong bài toán tính lún cho móng bè theo mô hình MC các thông số đầu vào (E,v,C,phi) lấy từ trực tiếp từ báo cáo địa chất có đc ko? + Trong đó C,phi lấy từ kết quả cắt nhanh + Và E lấy từ kết quả nén nhanh không nở hông (quy đổi từ cấp áp lực p=1-2kg/cm2).Hệ số poisson v=0.3 -Nếu chưa đúng và phải hiệu chỉnh thì phải làm như thế nào cho đúng xin bác chỉ bảo.( Thanks bác nhiều rất ngại vì kiến thức cơ đất của e hơi yếu)

0

far_star55

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

07-04-2013, 20:26

TokyoNhat

Mình thấy ý kiến này rất hay, mình cũng hay dùng Geoslope tính toán ổn định nhưng mô phỏng các bài toán xử lý nền bằng cọc, cừ thép,... thì dùng Plaxis và Geo 5 thì việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.

Xin chào các bạn. Mình là người nghiên cứu về đất và tìm hiểu cái lõi tính toán bên trong của các phần mềm liên quan đến đất, Plaxis, Geoslope, Geo 5, ... hay bất cử phần mềm nào manh nha liên quan đến đất mình đều ngó đến. Nhưng không có nghĩa là tất cả. Nhưng mình biết được rằng Geoslope, Geo five có sự khác biệt với Plaxis khác biệt này làm nên sức mạnh mà Plaxis đó là phương pháp tiếp cận vấn đề của chúng. Khác biệt duy nhất mình biết và quan trọng đó là Plaxis tiếp cận bằng phương pháp số hay gọi dễ biết nhất đó là phương pháp phần tử hữu hạn. Còn Geoslope hay Geo five các bạn đang dùng lại tiếp cận bằng phương pháp giải tích mà các bạn đã học đó là dùng các công thức cân bằng ,.. vv.. Rõ ràng là thế nên mức độ tiếp cận của từng phương pháp cần bàn dài mình không dám bàn vì mỗi người mỗi trường phái. Chỉ nói rõ lại để các bác biết mình đang dùng gì chứ không phải chỉ đơn giản là tên của phần mềm. Ít ra phải hiểu chút chút bên trong cái hộp đen đó họ làm gì. Giải tích có vẻ là tiếp cận quen thuộc mà thường tính tay chúng ta có thể áp dụng do thế khi chạy Geo five hay Geoslope các bác hay dùng tính tay bằng các công thức rồi nhận ra là Oh nó khác fix với những gì mình tính tay vậy nó dùng tốt hơn. :D đây có thể hiểu là một trong những sai lầm chăng. Nó giống cũng là điều hiển nhiên vì chúng ta đang dùng chung nền tảng với nó mà. Và hiển nhiên đôi khi các bác chạy Plaxis rồi kiểm bằng tính tay lại lúc thì giống lúc thì hơi khác xa. Rồi kết luận được rút ra là nó chạy không được tốt. Rõ ràng cách tiếp cận khác, "QUAN ĐIỂM TÍNH TOÁN" khác thì khó lòng tương thích. Theo mình Plaxis chỉ có thể kiểm chứng bằng "QUAN TRẮC" chính công trình nó tính và dự đoán. Và cuối cùng mình muốn nói là dù sao kẻ chiến thắng trong cuộc đua này vẫn là kẻ dự báo chính xác nhất những gì xảy ra và có tần số dự báo chính xác nhiều nhất. Cuồi cùng cũng vì một mục đích là an toàn cho công trình mà thôi. Giải tích là các thông số tỉnh trong suốt quá trình tính nó không xét quá trình mà xé trạng thái quá trình (giống như lãi xuất cố định hàng tháng) còn FEM là thông số động có nghĩa nó sẽ thay đổi và thừa hưởng giá trị tính của bước trước (giống như lãi kép trong cách tính trong các ngân hàng) Thân chào

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hướng dẫn sử dụng Plaxis

07-04-2013, 21:14

far_star55

-Xin hỏi bác Trucvuong trong bài toán tính lún cho móng bè theo mô hình MC các thông số đầu vào (E,v,C,phi) lấy từ trực tiếp từ báo cáo địa chất có đc ko? + Trong đó C,phi lấy từ kết quả cắt nhanh + Và E lấy từ kết quả nén nhanh không nở hông (quy đổi từ cấp áp lực p=1-2kg/cm2).Hệ số poisson v=0.3 -Nếu chưa đúng và phải hiệu chỉnh thì phải làm như thế nào cho đúng xin bác chỉ bảo.( Thanks bác nhiều rất ngại vì kiến thức cơ đất của e hơi yếu)

Chào bạn Far_star55 Câu hỏi của bạn rất hay. Vấn đề tính móng bè theo tôi nghĩ rất cần được quan tâm. Không phải lúc nào cũng nghĩ đến móng cọc, cọc khoan nhồi nếu bản thân móng bè vẫn đáp ứng được. Mình cũng có một đề tài nghiên cứu về móng bè nên cũng xin mạng phép trả lời bạn như sao + c, phi trong thí nghiệm cắt nhanh rõ ràng nó là một thông số thể hiện khả năng sức mạnh của đất nhưng bạn thử nghĩ xem dường như nó chỉ là thông số của trạng thái vì rõ ràng quá trình đất không thực sự ứng xử như thế. theo mình cách mô phỏng quá trình của đất rõ nhất lúc này có lẽ là nén 3 trục. và tất nhiên c, phi trong thí nghiệm cắt nhanh vẫn hữu dụng cho GIẢI TÍCH và mức độ không quá quan trọng của công trình nếu xếp độ tin cậy mình xét nó ở mức thấp nhất nhưng nếu không có gì đề dùng thì đó vẫn là một lựa chọn được nghĩ đến. Vì bạn biết đó Plaxis là một phần mềm PTHH có nghĩa các thông số ban đầu bạn đưa vào nó chỉ là đường bao quá trình thôi. Bất cứ phân tố nhỏ nào trong mô hình thỏa hay không thỏa các thông số đó nó sẽ biểu hiển ra. Còn Giải tích thì nó chỉ biểu hiện cả cuộc đất bằng 1 thông số. DO đó khi bạn nhập c, phi 3 trục nó không hoàn toàn là nó mà là cận trên là viền bao. Còn cắt nhanh là một điểm trên đường đi của quá trình nó là trạng thái chứ không phải là c, phi không phải cận. Đó là cách hiểu của mình thôi. Mình cũng chỉ đọc lại nhiều nguồn và hiểu ngầm định là vậy. + E lấy từ thí nghiệm nén không nở hông quả là một điều phi khoa học. cho tôi hỏi các bác bên trên khi bác cầm búa đập mạnh cây dầm các vị nó có chịu giống các vị đè búa cùng trọng lượng lên dầm không? Nếu không giống nhau thì cớ gì buộc đất nén nhanh khi có những chố mất hàng ngàn năm để lún như tháp nghiêng Pissa. Rõ ràng là đất không ứng xử thế. Nếu tác dụng quá nhanh không đủ thời gian để phản ứng thì đó chỉ là phản ứng giả. Có thể nó sẽ cứng hơn. Thì nghiệm theo tôi tốt nhất là nó thể hiện đúng nhất quá trình công trình làm việc Vd nhé nếu các bác tính sức chịu tải của cọc thì các thông số c, phi trong cắt nhanh chẳng hạn không có độ tin cậy bằng SPT, NPT đúng không vì sao àh. Vì lúc các bác làm SPT hay NPT là các bác đang làm việc giống y như quá trình cọc sẽ làm. Nên nó là thì nghiệm phù hợp và đáng tin nhất đề tính cọc. Điều đó nói lên gì? Chúng ta có câu: "Cái gì tồn tại vì nó đáng tồn tại, cái gì biến mất vì nó đáng bị biến mất" Vậy nên không nên tin chỉ mỗi một thì nghiệm. Cần phải hiểu nó. Hiểu nó để chi ưh? Đất rất khác biệt với bêtong nó là một thực thể phức tạp nên đừng cố quy nó về một mối. Cùng một tên đất nhưng nó ở núi và ở biển cũng khác thậm chí ở khác vị trí địa lý cũng đã khác. Các bác có thấy sét cứng TP và sét cứng ở HN giống nhau về tính cơ học chưa? rõ ràng là chưa đúng không? và các bác có thấy Mác Bêtong 350 ở Tp khác Mác 350 ở HN chưa? hì hì rõ ràng là có luôn vì nó cấu tạo từ đá khác, cát khác, và thậm chí là nước và xi măng khác. Đất cũng thế. Nhưng tôi không nói điều khác biệt ở đây điều tôi muốn nói là Betong thường có quá trình làm việc gần xem xem giống nhau. Còn đất thì không? Quá trình đối với đất mới quan trọng hơn các thông số mà các bác cần ở nó. VD nhé cùng loại đất nếu bác làm nền đường thì tính với các thông số khác, nhưng nếu tính làm móng nhà thì tính với các thông số khác phải không. Vì vậy các bác cần hiểu các thông số các bác đang có là từ thí nghiệm gì và quá trình thực hiện thì nghiệm đó ra sao và nếu thêm một chút mơ mộng các bác cũng có thể tưởng tượng ra khung cảnh công trình mình đang tính nó cùng quá trình làm việc đó hay không nếu gần gần thế thì ok. Thông số đó rất đáng tin. Di nhiên khi các bác tính móng bè mà dùng SPT vẫn ok thôi. Nhưng nếu dùng thông số từ thí nghiệm nén cố kết thì theo tôi phù hợp hơn. Còn cắt nhanh theo tôi rất giống quá trình làm việc của công trình đường. :D PS: Đây chỉ là quan điểm tính toán và suy nghĩ của tôi thôi. Nó không phải từ các kinh thánh tôi đọc được. Nói ra chỉ để khẳng định trách nhiệm của lời nói tôi thôi. + Hệ số v là một hệ số gì??? hè hè hỏi thể để các bác hiểu rõ mình đang dùng gì chứ không phải ký hiệu con số. Hãy vứt bỏ từ ngữ, công thức, ký hiệu khi các bác hiểu rõ sự việc. Nó chỉ là thông số thể hiện mức độ ứng suất ngang được ứng suất đứng chia sẽ cho thôi. Thường trong nếu xét ứng xử không thoát nước nó đạt giá trị 0.5 nhưng nếu thế đất không hoạt động được nó cần yếu hơn tí điều mà tôi đã nói do đó Plaxis luôn chọn là 0.495 cho ứng xử undraind Thường thì giải tích không xét đến trường hợp này trong tính toán. Mà họ hiểu luôn vu này là v' rõ ràng v cũng như các thông số khác nó cũng thay đổi theo trạng thái trong suốt quá trình làm việc nó đâu cố định. Còn về ứng xử thoát nước (wroth, 1975) có nói về chỉ số thể hiện tính dẻo của vật liệu nó nằm trong khoảng 0.3~0.4 cho đất sét Bangkok. Thông thường sét nằm trong khoảng 0.25~0.35 Paulos (1975) cho rằng v' nàm trong khoảng 0.35~0.45 cho sét mềm (soft clay) và 0.3~0.35 cho sét cứng (Hard clay) (Pảmploy 1985) thì đề nghị chúng phải nằm trong khoảng 0.3~0.39 đối với đất cố kết thường thì lấy giá trị cao hơn và sẽ chọn giá trị thấp hơn cho các lớp phong hóa cho các công trình đường cao tốc ở Bangna Bangkakong (Bergado và cộng sự 1990) có một đề nghị cho đất sét Bangkok sẽ thay đổi từ 0.3~0.45 Và cuối cùng trong sách của thầy Bùi Trường Sơn - DHBK TP (Dia chat công trình) có nêu nhưng mình không rõ nguồn trích dẫn ở đâu là Cát 0.25~0.3 Cát pha sét 0.2~0.3 Sét pha cát 0.33~0.47 Sét 0.38~0.45 Theo mình cần phải biết nó là v' hay từ thí nghiệm gì để biết phương pháp lấy nó, vị trí lấy nó,.. Nhưng có lẽ khoa học đã quá phức tạp để hiểu chăng. Chúng quá quan tâm vào kết quả mà không quan tâm đến quá trình chăng. Quá trình mới quan trọng hơn chứ. Kết quả của các công trình khác, đất nước khác tựu chung cũng chỉ làm tham khảo thôi. Chính mình vẫn là tốt hơn.

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Hướng dẫn sử dụng Plaxis

07-04-2013, 21:46

...continue model Mình xin tiếp tục trả lời về các mô hình của bác hiệp để trọn vẹn cho bác Mô hình tiếp theo là 4. Soft soil creep (SSC) Nhưng các bác đã thấy mô hình bên trên mình giới thiệu gần như tương thích với hầu hết các loại đất nhưng cũng như mình nói đất rất phức tạp nên không nên quơ đũa cả nắm. Mà rủ sạch mọi mô hình khác ra một bên khi chưa tìm hiểu về chúng. Chính vì vậy SSC ra đời. Vì sao ư HS chưa thực sự làm việc tốt với đất chịu ảnh hưởng của tình nhớt, vd từ biến hay giảm ứng xuất (creep and stress relaxation) có dịp mình sẽ nói với các bạn về 4 ứng xử chủ đạo của đất. Hầu hết các loại đất đều có biểu hiện một ít từ biến và và biến dạng chủ yếu là do theo sau bởi hàng tá các biến dạng thứ yếu phía sau khi công trình hình thành. Cho nên trong thời gian gần đây để bao quát các ứng xử đó, VD: sét cố kết thường (Nỏmally Consoildated clays), bùn sét(silts) hay than bùn (peat) Mô hình này được phát triển cho công tác tính lún của móng, đất đắp,....Cho các trường hợp dỡ tải (đáy hố đào sâu là một điển hình hay công trình hầm trong lòng đất là hay gặp nhất), SSC như một mô hình cứng hơn thay thế cho đàn anh tội nghiệp già nua MC. Cũng như MC, điều kiện ban đầu và cả bản chất chủ yếu của nó. Thường hưởng mọi thứ từ người anh của mình. Giữa HS và SSC cũng bao gồm các dữ liệu trên nên tảng cố kết trước, cũng như cùng làm được việc ở ảnh hưởng của đất quá cố kết. Rõ ràng SSC là một ứng cử viên mới bao trùm 2 người anh cả của mình là MC và HS Xuất hiện như sự cứu cánh các khoảng trống mà 2 người trước đã bỏ trống thực ra nó là đứa con của ai ưh^^ :D :D :P :P Là đứa con sau khi chỉnh sửa cẩn thận của cái mô hình CAM Clay (Sét ở quận CAM chỉ đơn giản thế) nó từ tầm 2D lên cách nhìn nhận biểu đồ ứng xử của đất ở tầm 3D mà thôi. các bác sẽ thấy ở đó nhiều điều thú vị c, phi mà các bác có không còn là những gã cứng đầu nữa nó c, phi, E, e ... chỉ là tọa độ tại một trạng thái của nó mà thôi. Có nhiều người quan điểm điều này không đúng nhưng nó vẫn là quan điểm kết hợp giữa thực nghiệm và lý thuyết (đứa con của thí nghiệm nén 3 trục) đây là cơ học đất hiện đại khác xa MC là ông lão đã già nưa và chàng tân binh quá lứa tuổi băm HS nó là một ứng viên trẻ năng động. Cơ học đất tới hạn. Tới đây các bác đã biết nó là gì rồi chứ. Tôi sẽ trở lại nữa nếu các bác thật sự quan tâm đến vấn đề này.

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

07-04-2013, 22:58

hiepnguyen

Chào bác trucvuong , Bác có thể chia sẽ về việc sử dụng các mô hình đất trong plaxis không ? Thx,

Và mô hình cuối cùng mình muốn các bạn biết 5. Soft soil model (SS) đây là mô hình dựa tên nền CAM Clay dành chủ yếu cho đất NC nó nhưng có lẽ không thông dụng cho lắm vì đã có SSC nên làm nó lu mờ. Cuối cùng về vấn đề mô hình tính tôi xin kiến nghị các bác một điều vẫn nên dùng mô hình MC vì nó cho kết quả nhanh và là phân tích đơn giản ĐẦU TIÊN cho các vấn đề của mình. Khi mà dữ liệu địa chất "TỐT" thường bị thiếu và nên sẽ không hữu hiệu cho các mô hình nâng cao. Khi dữ liệu địa chất tốt hơn thì sử dụng HS để bổ sung phân tích Không cần háo hứng đi tìm một thí nghiệm hiếm là nén 3 trục và thí nghiệm oedometer. Có thể dữ liệu tốt nhất lại đến từ các thí nghiệm bổ sung, nghiên cứu bổ sung như từ các thông số tương quan hay thí nghiệm hiện trường chẳng hạn và cuối cùng là phần tích SSC cũng chỉ biểu hiện tốt ở dự báo từ biến trong đất (very soft soils) mà thôi. do đó nếu mỗi loại đất khác nhau trong cột địa chất chọn 1 mô hình đất khác nhau thì phần mềm vẫn làm việc và cho kết quả khá tốt hơn nhưng có vẽ nó quá đắt tiền chỉ dành cho nghiên cứu thì tốt hơn là làm việc hiệu quả kinh tế. Nên MC vẫn là ứng cử viên sáng giá với các thí nghiệm đơn giản hơn và cho kết quả nhanh hơn. Thậm chí có thể sử dụng các tương quan từ các nghiên cứu Back analysis Mình xin kết thúc vấn đề mô hình tính ở đây.

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

08-04-2013, 07:07

trucvuong

Và mô hình cuối cùng mình muốn các bạn biết 5. Soft soil model (SS) đây là mô hình dựa tên nền CAM Clay dành chủ yếu cho đất NC nó nhưng có lẽ không thông dụng cho lắm vì đã có SSC nên làm nó lu mờ. Cuối cùng về vấn đề mô hình tính tôi xin kiến nghị các bác một điều vẫn nên dùng mô hình MC vì nó cho kết quả nhanh và là phân tích đơn giản ĐẦU TIÊN cho các vấn đề của mình. Khi mà dữ liệu địa chất "TỐT" thường bị thiếu và nên sẽ không hữu hiệu cho các mô hình nâng cao. Khi dữ liệu địa chất tốt hơn thì sử dụng HS để bổ sung phân tích Không cần háo hứng đi tìm một thí nghiệm hiếm là nén 3 trục và thí nghiệm oedometer. Có thể dữ liệu tốt nhất lại đến từ các thí nghiệm bổ sung, nghiên cứu bổ sung như từ các thông số tương quan hay thí nghiệm hiện trường chẳng hạn và cuối cùng là phần tích SSC cũng chỉ biểu hiện tốt ở dự báo từ biến trong đất (very soft soils) mà thôi. do đó nếu mỗi loại đất khác nhau trong cột địa chất chọn 1 mô hình đất khác nhau thì phần mềm vẫn làm việc và cho kết quả khá tốt hơn nhưng có vẽ nó quá đắt tiền chỉ dành cho nghiên cứu thì tốt hơn là làm việc hiệu quả kinh tế. Nên MC vẫn là ứng cử viên sáng giá với các thí nghiệm đơn giản hơn và cho kết quả nhanh hơn. Thậm chí có thể sử dụng các tương quan từ các nghiên cứu Back analysis Mình xin kết thúc vấn đề mô hình tính ở đây.

Dear trucvuong, Một lần nữa cảm ơn những chia sẽ nhiệt tình của bác , mình đọc còn thấy mệt huống chi là bác viết :) Đúng là với một bộ hồ sơ địa chất "nghèo nàn" thì phải nghĩ đến MC thôi , ở đây có thể là do người thiết kế không có kinh nghiệm nên ko yêu cầu những cái cần thiết để tính toán ,cũng có thể là do CĐT ,kinh tế của dự án ... Cái mình muốn bàn ở đây là cái tổng quát , tức là những cái mà chúng ta cần cho việc tính toán , còn không có thì sẽ có giải pháp khác như bác đã đề cập . Việc lựa chọn thông số cho cái mô hình đơn giản MC cần thiết phải xem đất đó loại gì, trạng thái thế nào thì mới áp dụng được . Chẳng hạn như việc dùng MC cho cái hố đào mà trạng thái của nó là NC hoặc lightly OC cũng đã bất cập rồi , điều này dẫn đến trạng thái nằm dưới cái mặt phá hoại là MC (hoặc Tresca trong trường hợp phi=0) đều là đàn hồi, đây là điều không thể có được ! Còn nếu có các thông số c', phi' như bác đề cập thì tôi có thể dùng Soft Soil mô tả tốt cái ứng xử của hố đào với số liệu quan trắc thực tế. Và cũng đồng tình với bác là quan trắc là chính xác nhất , mọi thứ đều là prediction mà thôi , quan trọng ở đây là predict như thế nào cho gần giống với ứng xử thực tế nhất . Kr,

0

hiepnguyen

Bài viết: 53

Số lượt thích: 0

Tham gia: 06/01/2020

RE: Hướng dẫn sử dụng Plaxis

08-04-2013, 07:53

far_star55

-Xin hỏi bác Trucvuong trong bài toán tính lún cho móng bè theo mô hình MC các thông số đầu vào (E,v,C,phi) lấy từ trực tiếp từ báo cáo địa chất có đc ko? + Trong đó C,phi lấy từ kết quả cắt nhanh + Và E lấy từ kết quả nén nhanh không nở hông (quy đổi từ cấp áp lực p=1-2kg/cm2).Hệ số poisson v=0.3 -Nếu chưa đúng và phải hiệu chỉnh thì phải làm như thế nào cho đúng xin bác chỉ bảo.( Thanks bác nhiều rất ngại vì kiến thức cơ đất của e hơi yếu)

Chào bạn far_star55 , Bạn hỏi bác trucvuong nhưng mình cũng xin mạo muội trả lời :) Bài toán móng bè của bác thuộc loại AC , tức Axial Compression ,nghĩa là sau giai đoạn nén đẵng hướng , tăng tải đứng, mẫu đất có khuynh hướng bị nén dọc trục ,loại này rất phổ biến và bạn nên dùng thí nghiệm nén 3 trục (triaxial test) để mô phỏng , trên hệ tọa độ (q, p’) lộ trình ứng suất (stress path) có độ dốc là đứng 3, ngang là 1 . Thí nghiệm cắt nhanh thì chắc là ko thoát nước rồi , cái này ko được recommend cho lắm , bạn có thể nhập c & phi từ thí nghiệm hoặc nhập Su với phi=0 đều được cả . Còn các thông số về modul thì làm tương ứng . P/S: cái nén nhanh mà bạn đề cập chắc chỉ có ở VN mà thôi ^^ Thân,

0

hiepnguyen

Bài viết: 53

Số lượt thích: 0

Tham gia: 06/01/2020

RE: Hướng dẫn sử dụng Plaxis

08-04-2013, 12:41

hiepnguyen

Chào bạn far_star55 , Bạn hỏi bác trucvuong nhưng mình cũng xin mạo muội trả lời :) Bài toán móng bè của bác thuộc loại AC , tức Axial Compression ,nghĩa là sau giai đoạn nén đẵng hướng , tăng tải đứng, mẫu đất có khuynh hướng bị nén dọc trục ,loại này rất phổ biến và bạn nên dùng thí nghiệm nén 3 trục (triaxial test) để mô phỏng , trên hệ tọa độ (q, p’) lộ trình ứng suất (stress path) có độ dốc là đứng 3, ngang là 1 . Thí nghiệm cắt nhanh thì chắc là ko thoát nước rồi , cái này ko được recommend cho lắm , bạn có thể nhập c & phi từ thí nghiệm hoặc nhập Su với phi=0 đều được cả . Còn các thông số về modul thì làm tương ứng . P/S: cái nén nhanh mà bạn đề cập chắc chỉ có ở VN mà thôi ^^ Thân,

Hai từ này làm tôi rất ấn tượng đây là trong số 4 loại ứng xử chủ yếu của đất. Mà nè Bác hiep hinh như tôi nợ bác câu trả lời K0-produced thì phải. Như đã nói từ đầu tôi không giỏi trình bày. Nếu có gì nói lang man, khó hiểu hay không cần thiết các bác cứ chỉnh nhé! Vì tôi cũng rất hay mắc sai lầm, và hiểu sai vấn đề. Rất cần được dạy dỗ hơn. Chân thành. Hôm nay tôi trả nợ bác Hiepnguyen vậy Lý do chọn phương thức K0-Procedure cho "initial phase" trong phần mềm Plaxis thay vì sử dụng "Gravity loading" cho trường hợp phân tích hố đào sâu là đo mấy nguyên nhân sau Trước tiên, chúng ta cần xem xét thí nghiệm nén một chiều cái đã, tải trọng đặt trước sigma'yy=sigma p và sau đó dỡ tải chó đến khi nó trả lại như tải trọng ban đầu sugma'yy=sigmayy. Trong khi dỡ tải mẫu đất ứng xử dẻo và tỉ số ứng suất tăng theo đinh luật Hooke được cho bởi công thức sau Trong đó KoNC là tỉ số ứng suất ở trạng thái cố kết thường. Do đó, tỉ lệ ứng xuất của mẫu đất quá cố kết được cho bởi công thức sau Khi sử dụng tỉ số Poisson nhỏ, sẽ dẫn đến tỉ số ứng suất ngang và ứng suất đứng lớn. Chú ý ở đây là công thức trên Ko chỉ đúng trong phạm vi đàn hồi, bởi vì thiết lập này dựa trên định luật Hook của đàn hồi tuyến tính. Nếu mẫu đất được dỡ tải khối lượng lớn, dẫn đến kết quả độ quá cố kết cao thì tỉ số ứng xuất sẽ được giới hạn bởi điều kiện phá hoại Mohr-Coulomb. Điều này phù hợp với mô phỏng hố đào sâu là quá trình dỡ tải và gia tải lại.
DL Hook.PNG (Kích thước: 4.77 KB / Tải về: 13,366)

K0.PNG (Kích thước: 3.69 KB / Tải về: 13,002)

Bieu do K0.PNG (Kích thước: 12.47 KB / Tải về: 13,125)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,895 bài viết trong 1,699 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,503 (trong đó có 285 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, benb1

0397 306 689