Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

05-06-2013, 14:08

Dear all Để thể hiện tính khả dụng của chương trình Plaxis - Chúng ta cần đi sâu hơn vào lý thuyết thiết kế Hố đào sâu. Vì vậy hôm nay tôi mạn phép mở Topic này. Để các cao thủ vào bàn luận. Nếu chủ đề có được nhiều bạn quan tâm thì tôi sẽ cố gắn đóng góp lượng kiến thức có hạn của mình để ngồi nghe các bác bàn luận. Tiêu chí dĩ nhiên là sau các lý thuyết đó thì các bác cung cấp các công trình thực tế mà các bác đã, đang và sẽ làm ra để cùng nhau tiến bộ Hồ sơ gồm có của các công trình thực tế tiến cống sẽ gồm!!^^! - Hồ sơ địa chất - Sơ đồ thể hiện biện pháp thi công các bước đào - Quan trắc công trình (Nếu có) Mong các bác nhiệt tâm để phát triển một cộng đồng tiến bộ - đó không chỉ là chủ ý của mỗi mình tôi mà còn là của các bác đang ngồi mài đích trên ghế giảng đường và các bác đang còng lưng công tác ở các công trình có thi công hố đào sâu hay các anh đang sò mắt vào các giáo trình và tư liệu nhằm mày mò ra một cái gì đó thú vị. Gởi các bác cao thủ ngành xây dựng

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

05-06-2013, 18:50

The first concept is Distinguish between Deep and Shallow Excavations?

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 01:10

Khái niệm này không quá xa lạ khi lần đầu tiên Teraghi đưa ra năm 1943 + Hồ đào nông là hố có chiều sâu < chiều rộng của hố + Hố đào sâu là hố có chiều sâu > chiều rộng của hố Nhưng sau đó thì 1967, Teraghi và Peck, 1977 Peck và các cộng sự đã đề nghị là + Hố đào nông là hố có chiều sâu đào <6m + Hố đào sâu là hố có chiều sâu đào >6m Nhưng ngành cơ học đất hiện đại, nhận định lại khi có nhiều nhiều công trình hầm được xây dựng trong các diện tích đất đô thị, chính vì việc xây chen đó nên việc đảm bảo các ảnh hưởng thấp nhất của hố đến các công trình xung quanh khiến chẳng còn khái niệm hố nông hay hố sâu nữa mà chỉ còn 1 khái niệm duy nhất là thi công Hố đào. Và công việc tính toán lúc này được giao hằn cho mấy cái ma trận độ cứng độ kiết mà ta quen gọi là FEM nên việc phân biệt đó không có ý nghĩa nhiều nữa chỉ còn lại là sự hiểu biết về xử của đất. Cho nên ai bảo với tôi chúng ta đang nghiên cứu quy trình thi công hố đào sâu nhiều chút thay vì hố đào nông thì rõ là vui nhỉ! Khoa học cũng lại thật đi một vòng rồi trở về cái đơn giản nhất đó là tính toán thi công hố đào không hơn không kém!^^

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 01:17

2. Soil is nonlear, inelastic, antisotrophic. It's behavior normal affeced water contents. Some types of soil have the chacracterictics of Consolidation and Creep!

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 06:05

trucvuong

Dear all Để thể hiện tính khả dụng của chương trình Plaxis - Chúng ta cần đi sâu hơn vào lý thuyết thiết kế Hố đào sâu. Vì vậy hôm nay tôi mạn phép mở Topic này. Để các cao thủ vào bàn luận. Nếu chủ đề có được nhiều bạn quan tâm thì tôi sẽ cố gắn đóng góp lượng kiến thức có hạn của mình để ngồi nghe các bác bàn luận. Tiêu chí dĩ nhiên là sau các lý thuyết đó thì các bác cung cấp các công trình thực tế mà các bác đã, đang và sẽ làm ra để cùng nhau tiến bộ Hồ sơ gồm có của các công trình thực tế tiến cống sẽ gồm!!^^! - Hồ sơ địa chất - Sơ đồ thể hiện biện pháp thi công các bước đào - Quan trắc công trình (Nếu có) Mong các bác nhiệt tâm để phát triển một cộng đồng tiến bộ - đó không chỉ là chủ ý của mỗi mình tôi mà còn là của các bác đang ngồi mài đích trên ghế giảng đường và các bác đang còng lưng công tác ở các công trình có thi công hố đào sâu hay các anh đang sò mắt vào các giáo trình và tư liệu nhằm mày mò ra một cái gì đó thú vị. Gởi các bác cao thủ ngành xây dựng

Chào bác Trucvuong. Bản thân em cũng chỉ mới vào món hầm này vì thực sự chưa được tiếp xúc công trình lớn vì đặc thù của công trình ngầm là cần phải chuyên gia thực sự vừa am hiểu sâu nền đất vừa có kinh nghiệm xử lý số liệu địa chất.Tuy nhiên em cũng có một số dữ liệu của 1 số công trình lớn để anh em tham khảo. Ví dụ như công trình chung cư Hòa Bình ở Minh Khai đào 3 tầng hầm sử dụng semi-top down hay chung cư Cầu diễn, Chung cư Hesco.. Về lý thuyết hố móng đào sâu thì em rất quan tâm .Theo em nghĩ ở phần này nên xoáy sâu vào các chủ đề mang tính thực hành nhiều hơn là quá nặng về lý thuyết , Theo em trước hết có một số chủ đề sau mà đều thông dụng như : 00. Nhiệm vụ khoan khảo sát địa chất và các thí nghiệm cần có. 01. Tải trọng trong công tác thi công hố đào sâu :-Áp lực đất (tĩnh, chủ động, bị động, PP Rankine, PP Coulomb), áp lực nước ngầm. Mặc dù Plaxis tự động tính toán cho chúng ta nhưng cũng nên quan tâm đến nó vì sẽ giúp việc khai báo thông số đầu vào chuẩn hơn và xử lý được nội lực. 02. Đào đất sử dụng phương pháp dùng cừ không liên tục (cọc nhồi, xi măng đất, cừ bản thép, cừ bê tông)..1 hàng chống, 2 hàng chống hay 3 hàng chống. 03. Đào đất sử dụng semi-topdown kết hợp tường vây sử dụng sàn btct làm thanh chống kingpost làm trụ. 04. Đào đất sử dụng tường vây + neo trong đất. Về lý thuyết, mỗi một chủ đề đều có nhiều công thức khác nhau ví dụ như Rankine, Coulomb,hay Sachibana... Vì vậy, vấn đề là làm sao mình hiểu và vận dụng nó để kiểm tra tính đúng đắn của mô hình mới là quan trọng. Còn các công thức áp dụng thì chúng ta chỉ cần biết chỗ là tra là được. Cũng mong là qua topic này nếu như được thì bác Trucvuong làm các ví dụ vận dụng bằng video để anh em trực quan hơn. P/s: Bác TrucVuong cho anh em số ĐT nhé bác.

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 12:56

Plaxisno1

Chào bác Trucvuong. Bản thân em cũng chỉ mới vào món hầm này vì thực sự chưa được tiếp xúc công trình lớn vì đặc thù của công trình ngầm là cần phải chuyên gia thực sự vừa am hiểu sâu nền đất vừa có kinh nghiệm xử lý số liệu địa chất.Tuy nhiên em cũng có một số dữ liệu của 1 số công trình lớn để anh em tham khảo. Ví dụ như công trình chung cư Hòa Bình ở Minh Khai đào 3 tầng hầm sử dụng semi-top down hay chung cư Cầu diễn, Chung cư Hesco.. Về lý thuyết hố móng đào sâu thì em rất quan tâm .Theo em nghĩ ở phần này nên xoáy sâu vào các chủ đề mang tính thực hành nhiều hơn là quá nặng về lý thuyết , Theo em trước hết có một số chủ đề sau mà đều thông dụng như : 00. Nhiệm vụ khoan khảo sát địa chất và các thí nghiệm cần có. 01. Tải trọng trong công tác thi công hố đào sâu :-Áp lực đất (tĩnh, chủ động, bị động, PP Rankine, PP Coulomb), áp lực nước ngầm. Mặc dù Plaxis tự động tính toán cho chúng ta nhưng cũng nên quan tâm đến nó vì sẽ giúp việc khai báo thông số đầu vào chuẩn hơn và xử lý được nội lực. 02. Đào đất sử dụng phương pháp dùng cừ không liên tục (cọc nhồi, xi măng đất, cừ bản thép, cừ bê tông)..1 hàng chống, 2 hàng chống hay 3 hàng chống. 03. Đào đất sử dụng semi-topdown kết hợp tường vây sử dụng sàn btct làm thanh chống kingpost làm trụ. 04. Đào đất sử dụng tường vây + neo trong đất. Về lý thuyết, mỗi một chủ đề đều có nhiều công thức khác nhau ví dụ như Rankine, Coulomb,hay Sachibana... Vì vậy, vấn đề là làm sao mình hiểu và vận dụng nó để kiểm tra tính đúng đắn của mô hình mới là quan trọng. Còn các công thức áp dụng thì chúng ta chỉ cần biết chỗ là tra là được. Cũng mong là qua topic này nếu như được thì bác Trucvuong làm các ví dụ vận dụng bằng video để anh em trực quan hơn. P/s: Bác TrucVuong cho anh em số ĐT nhé bác.

Email: trucvuong1509@yahoo.com Mình sống ẩn sĩ nên có duyên thì sẽ hợp vậy! Các vấn đề của bác rõ là có tầm Nghe bác nói các hồ sơ đó bác có thì nên post lên mediafire rồi share anh em mang về có tài liệu để nghiên cứu, ngâm cứu, rồi chuyển sang cầu cứu các "chiên" gia chỉ giáo giúp Nói đùa thôi! Tôi cũng chỉ làm được chừng trên 10 cái hố là cùng. Lớn thì cũng có mà nhỏ nhỏ xinh xinh cũng có. Quan trọng là có tiền là làm thôi! Hj hj 00. Cái này xin lỗi nó mới là vẫn đề đặt nặng lý thuyết nhất trong các vấn đề bác nêu đấy chứ. Vì bản thân tôi làm và tính biện pháp thi công cho tất cả các công trình thường là số liệu địa chất đã có từ đời ông "Tần thủy hoàng" truyền lại chứ có được phép yêu cầu với yêu sách gì đâu. Đôi khi hồ sơ địa chất chỉ có vài thí nghiệm có 5 chỉ tiêu, có 9 chỉ tiêu, trong đó điều thú vị nhất là thí nghiệm nén nhanh một thí nghiệm mà theo tôi nghĩ nó dở hơi vì chả dùng cho bất cứ bài tính nào thì đúng hơn. Vậy nên lý thuyết là cần thí nghiệm này thí nghiệm kia vv. nhưng rõ ràng thực tế là chúng ta ko có cái quyền đó. Chủ đầu tư lắm người có cái 1 tầng hầm, 20x10m họ cũng chả màng đến địa chất với địa chiết. Phán một câu xanh rờn "Đấy các bác tính đi, đào có 2~3m nhèm nhò gì" Cái này tôi rất bức xúc, đôi khi bức nút mà có được đâu. Đành dùng kinh nghiệm và hàng tá sách nước ngoài có địa chất tương đồng để tương quan, bên cạnh đó tôi không ngừng thu thập các số liệu quan trắc của các công trình đã, đang, sẽ và người khác làm về làm dữ liệu để dùng Plaxis tiền hành Back Analysis để tìm ra hệ số tương quan cho loại đất ở địa phương mình. Hy vọng tích lũy thành kinh nghiệm cho bản thân 1. Vấn đề này thì tùy theo địa thế đất. Xem các công trình xunh quanh vị trí thế nào Còn vấn đề bác đang nói là tính bằng giải tích không dính dáng gì đến phương pháp Plaxis dùng là FEM Tải trọng thường dùng như sau - Tải đường là 5kN cho đường nhỏ trước công trình, và 10kN cho tải đường lớn - Tải nhà xung quanh cũng lấy 5; 10; 15; 20 tùy theo số tầng nhà xung quanh nhưng không lớn hơn 20kN vì nếu tải lớn hơn nhà đó thường dùng dùng móng cọc để truyền sâu xuống dưới. Cái này là giả định vì có khi nhà kế bên lại là tầng hầm thì sau. Vị trí đặt tải sẽ khác. Nhưng ta sau biết nhà người ta được đành giả định đặt trên mặt đất hết. Thực ra có khi tải lên trên 20kN nếu họ dùng móng bè trên nền tự nhiên có gia cường cừ đá nhưng hiếm khi lắm. Vì một nỗi hj hj ít ai thích tính toán với cái móng bè lắm dù nó kinh tế hơn móng cọc khi nhà không quá cao. Kỹ sư mà nên rất kỹ họ sợ không an toàn cái mà mình không biết. nên chọn cọc cho rồi. Vì móng bè có một nhược điểm là nó lún rất nhiều nhưng lún đều mà lún nhiều có khi lên đến 40 cm hoặc hơn nữa. Nhà 3 tầng thôi nằm trong đất yếu ở DBSCL chẳng hạn có đã lún đến 20 cm rồi (từ công trình tôi từng tính và thi công - dùng cừ đá nhé! - nó đúng nhé vì tôi tính lún bằng Plaxis 3D Foundation - 3DF nó ra 21cm) 2~4: Cái này có dịp sẽ nói từng cái một. Nhưng bác có hiểu biết về mấy cái giải tích bác có thể trình bày trước cho mọi người nghe được không? Share các dữ liệu mà bạn có để mọi người dùng tham khảo và phân tích được không? Bác dẫn chương trình nhé! Chủ đề bác muốn hỏi cụ thể là gì! 1 thôi nhé xong rồi mình bàn qua cái khác!
Full Model.PNG (Kích thước: 15.25 KB / Tải về: 8,436)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 13:29

Ok! Để khoáy động các bác mình xin nêu một Để thiết kế chúng ta cần có làm các bước sau đây 1. Khảo sát địa chất 2. Dữ liệu hiện trạng khu vực (Công trình lận cận, đường, sông, ...địa mạo) 3. Dữ liệu hố đào (Chiều sâu đào, mấy tầng hầm, code, loại tường, ....) 4. Đặt hệ thống quan trắc 5. Hệ thống bảo vệ các công trình lân cận Đây là sơ đồ trình tự tính toán biện pháp thi công hố đào sâu
Deep Excavation design.PNG (Kích thước: 177.84 KB / Tải về: 10,786)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 13:46

Về phần 1. Khảo sát địa chất Dĩ nhiên là các thành phần không thể thiếu đó là 1.1. Khối lượng riêng (gama - cái này có gama khô, gama ướt, gama đẩy nổi, ... nói hồi các bác gama luôn) đùa thôi Chúng ta cần dùng là gama trong Plaxis là gama unsaturated và gama saturated - cái này phải tính phải tính từ W - độ ẩm nhé! các bác cơ học đất chắc không cần nói nhiều nhỉ) 1.2. Độ ẩm và trọng lượng đơn vị 1.3. Các giới hạn Atterberg 1.4. Hệ số thấm - hj hj cái này quan trọng cho việc tính toán hố đào sâu nhưng tôi không bao giờ thấy nó hiện diện trong hồ sơ. Có lẽ hồ sơ này là yêu cầu của các bác bên thiết kế - Mà các bác ấy thiết kế móng ko cần chăng (theo mình nó cũng cần khi các bác tính lún bằng FEM chứ) còn phần tính toán biện pháp thi công hố thì các bác ấy gấp than bỏ sang cho thi công cầm mà nảy nảy 1.5. Một số thí nghiệm trong phòng nữa là (cái này đôi khi có đôi khi cũng không có đủ đâu các bác àh) - Thí nghiệm nén 3 trục (UU, CU, CD, ... - có thì mừng rồi) - Thí nghiệm cắt trực tiếp - Thi nghiệm cắt cánh hiện trường ... mấy cái này là hy vọng ở bác thiết kế xin xỏ được anh chủ đầu tư chịu chi cho thí nghiệm này thôi --> Có thể dùng SPT tại hiện trường để tương quan nhưng cái này cần được nghiên cứu nhiều hơn cho đất việt nam cụ thể từng địa phương vì tương quan mà chúng ta lấy thường là của Thái lan - tương đồng Sài gòn ta. - Nếu có thêm các thí nghiệm Nén cố kết nữa thì đẹp rồi

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 14:51

trucvuong

Email: trucvuong1509@yahoo.com Mình sống ẩn sĩ nên có duyên thì sẽ hợp vậy! Các vấn đề của bác rõ là có tầm Nghe bác nói các hồ sơ đó bác có thì nên post lên mediafire rồi share anh em mang về có tài liệu để nghiên cứu, ngâm cứu, rồi chuyển sang cầu cứu các "chiên" gia chỉ giáo giúp Nói đùa thôi! Tôi cũng chỉ làm được chừng trên 10 cái hố là cùng. Lớn thì cũng có mà nhỏ nhỏ xinh xinh cũng có. Quan trọng là có tiền là làm thôi! Hj hj 00. Cái này xin lỗi nó mới là vẫn đề đặt nặng lý thuyết nhất trong các vấn đề bác nêu đấy chứ. Vì bản thân tôi làm và tính biện pháp thi công cho tất cả các công trình thường là số liệu địa chất đã có từ đời ông "Tần thủy hoàng" truyền lại chứ có được phép yêu cầu với yêu sách gì đâu. Đôi khi hồ sơ địa chất chỉ có vài thí nghiệm có 5 chỉ tiêu, có 9 chỉ tiêu, trong đó điều thú vị nhất là thí nghiệm nén nhanh một thí nghiệm mà theo tôi nghĩ nó dở hơi vì chả dùng cho bất cứ bài tính nào thì đúng hơn. Vậy nên lý thuyết là cần thí nghiệm này thí nghiệm kia vv. nhưng rõ ràng thực tế là chúng ta ko có cái quyền đó. Chủ đầu tư lắm người có cái 1 tầng hầm, 20x10m họ cũng chả màng đến địa chất với địa chiết. Phán một câu xanh rờn "Đấy các bác tính đi, đào có 2~3m nhèm nhò gì" Cái này tôi rất bức xúc, đôi khi bức nút mà có được đâu. Đành dùng kinh nghiệm và hàng tá sách nước ngoài có địa chất tương đồng để tương quan, bên cạnh đó tôi không ngừng thu thập các số liệu quan trắc của các công trình đã, đang, sẽ và người khác làm về làm dữ liệu để dùng Plaxis tiền hành Back Analysis để tìm ra hệ số tương quan cho loại đất ở địa phương mình. Hy vọng tích lũy thành kinh nghiệm cho bản thân 1. Vấn đề này thì tùy theo địa thế đất. Xem các công trình xunh quanh vị trí thế nào Còn vấn đề bác đang nói là tính bằng giải tích không dính dáng gì đến phương pháp Plaxis dùng là FEM Tải trọng thường dùng như sau - Tải đường là 5kN cho đường nhỏ trước công trình, và 10kN cho tải đường lớn - Tải nhà xung quanh cũng lấy 5; 10; 15; 20 tùy theo số tầng nhà xung quanh nhưng không lớn hơn 20kN vì nếu tải lớn hơn nhà đó thường dùng dùng móng cọc để truyền sâu xuống dưới. Cái này là giả định vì có khi nhà kế bên lại là tầng hầm thì sau. Vị trí đặt tải sẽ khác. Nhưng ta sau biết nhà người ta được đành giả định đặt trên mặt đất hết. Thực ra có khi tải lên trên 20kN nếu họ dùng móng bè trên nền tự nhiên có gia cường cừ đá nhưng hiếm khi lắm. Vì một nỗi hj hj ít ai thích tính toán với cái móng bè lắm dù nó kinh tế hơn móng cọc khi nhà không quá cao. Kỹ sư mà nên rất kỹ họ sợ không an toàn cái mà mình không biết. nên chọn cọc cho rồi. Vì móng bè có một nhược điểm là nó lún rất nhiều nhưng lún đều mà lún nhiều có khi lên đến 40 cm hoặc hơn nữa. Nhà 3 tầng thôi nằm trong đất yếu ở DBSCL chẳng hạn có đã lún đến 20 cm rồi (từ công trình tôi từng tính và thi công - dùng cừ đá nhé! - nó đúng nhé vì tôi tính lún bằng Plaxis 3D Foundation - 3DF nó ra 21cm) 2~4: Cái này có dịp sẽ nói từng cái một. Nhưng bác có hiểu biết về mấy cái giải tích bác có thể trình bày trước cho mọi người nghe được không? Share các dữ liệu mà bạn có để mọi người dùng tham khảo và phân tích được không? Bác dẫn chương trình nhé! Chủ đề bác muốn hỏi cụ thể là gì! 1 thôi nhé xong rồi mình bàn qua cái khác!

Chào bác Trucvuong. Quả thực em mới tiếp xúc với Plaxis và hố đào sâu một thời gian ngắn và rất thích đề tài này. Những kiến thức em có chủ yếu là đọc sách và tìm tòi . Vì thế với các chủ đề em đưa ra đều nằm trong sách thầy Kế. Em lại có may mắn là có 1 số công trình thực tế để tham khảo vậy. Khi nào đến đúng chủ đề em sẽ post lên để anh em cùng tham luận và cùng tính thử xem nó có ok không, ntn cho hợp lý. Rất tiếc là em ko có kèm theo hồ sơ địa chất các công trình em có nên tất cả có lẽ phải lấy hồ sơ giả định để làm.Em hi vọng qua topic này bác trucvuong và các bạn khác sẽ cùng giúp nhau tiến bộ. Những lý thuyết em đưa ra sẽ bám sát với các chủ đề của bác Trucvuong dựa vào lý thuyết của thầy Kế . .Những lý thuyết em đưa có thể các bác đã có hay chưa có nhưng em cứ đưa lên để tổng hợp lại thành 1 tài liệu để cần thì anh em tra lại .Nhờ bác Trucvuong phát triển nó vào phần thực hành dùm :D Phần mở đầu của bác Truc Vuong em xin bổ sung một số ý : - 01.Quan niệm về hố móng đào sâu (bác TrucVuong)chuẩn không phải bàn nữa. - 02. Phân loại kết cấu chắn giữ hố móng : 2.1. Theo phương thức đào hố móng : A. Đào hố không có chắn giữ - Đào có dốc khi không nước ngầm - Đào dốc thoát nước bằng giếng B. Đào hố có chắn giữ : - Đào kiểu conson : cọc bản thép, cọc nhồi BTCT (cọc xếp dày, xếp thưa), tường vây BTCT, giếng chìm . Ví dụ Công trình 57 Huỳnh Thúc Kháng (Tường barrete không chống); Ocean Park 1 Đào Duy ANh (cọc xi măng đất và tường btct thường). - Đào kiểu kết cấu chắn giữ hình vòm (em chưa biết loại này) - Đào kiểu chắn giữ bên trong : (hệ thống chắn giữ bởi dầm, cọc, ống thếp ) 1điểm chống hay nhiều điểm chống. Ví dụ Tòa tháp đôi HH4 Mỹ Đình ( Tường barrete đào hở chống bằng dàn thép) - Đào kiểu kết cấu chắn giữ bằng neo đất (dự ứng lực hoặc không dự ứng lực ).Loại này không biết bác TrucVuong có chia sẻ gì không . Ví dụ Khánh sạn Sunway 19 Phạm Đình Hồ Tường Barete và neo trong đất. Tòa tháp Viet combank. C. Đào phân đoạn hố móng (Kết hợp cả A và B) Ví dụ 1 quy trình như sau : Đóng cọc chống bằng thép hình - Đào ở giữa - đổ bê tông móng ở giữa và các kết cấu phần ngầm - cọc chống thép hình và chống ngang - rồi lại đào đất thi công tiếp. Em sẽ gửi một ví dụ kiểu này ở dưới. D. Đào bằng top down hoặc semi-topdown hoặc đào xuống 1 tầng rồi làm semi : Phương án này kết hợp với tường vây barrete ví dụ Chung cư 27 láng hạ (CDC)l Kho bạc 32 Cát Linh (CDC) 70-72 Bà Triệu (CDC) 47 Huỳnh Thúc Kháng (VNCC) VinCom (VNCC) 25 Láng Hạ (VNCC) Chung cư Hòa Bình (..) E. Đào có gia cố bằng đất đáy và thành hố (ít áp dụng ct dân dụng) ví dụ đinh đất, phun neo, bơm vữa áp lực đất bị động đáy hố Tổng kết của các TS Nguyễn Dư Tiến và Ths Trần Đức Cường cho thấy : Các phương pháp chủ yếu sử dụng ở Việt Nam cho công trình khoảng 1- 2 tầng hầm a.Loại tường: - Tường barrette: 92% - Tường bê tông thường: 8% b. Phương pháp thi công hầm: - Chống bằng thép hình: 15%; - Top - down: 54%; - Neo trong đất: 15%; - Cọc xi măng đất: 8%; - Không chống: 8%. Rất tiếc cad nhà em bị hỏng nên chưa upload file ví dụ của kiểu C được (khá phổ biến) đành chờ bài sau vậy các bác. 2.1. Theo kết cấu chắn giữ :

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

06-06-2013, 14:56

Tiếp phần trên nhé các bác 02. Phân loại kết cấu chắn giữ hố móng : 2.1. Theo phương thức đào hố móng 2.2. Theo kết cấu chắn giữ : 2.2.1 . Tường Vây Barrete Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng goăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m (Toà nhà 59 Quang Trung) để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các giải pháp sau: a. Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây.a. Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường. b. Nhược điểm:độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng. b.Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng lực. Tại Hà Nội, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt.Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, cóthể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu. Nhược điểm: Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng. c.Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top - downPhương pháp thi công này thường được dùng phổ biến hiện nay. Để chống đỡ sàn tầng hầm trong quá trình thi công, người ta thường sử dụng cột chống tạm bằng thép hình (l đúc, l tổ hợp hoặc tổ hợp 4L...). Trình tự phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình, trình độ thi công, máy móc hiện đại có.Ưu điểm: - Chống được vách đất với độ ổn định và an toàn cao nhất.- Rất kinh tế; -Tiến độ thi công nhanh. Nhược điểm: - Kết cấu cột tầng hầm phức tạp;- Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công;- Công tác thi công đất trong không gian tầng hầm có chiều cao nhỏ khó thực hiện cơ giới.Nếu lỗ mở nhỏ thì phải quan tâm đến hệ thống chiếu sáng và thông gió.

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,874 bài viết trong 1,692 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,285 (trong đó có 298 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, cu ho

0397 306 689