Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

09-06-2013, 16:35

Những điều bạn nói tôi còn chưa biết hết thì sao ví dụ cho bác được. Nếu bác biết nhiều thì bác cứ nói và mọi người vẫn đang lắng nghe tôi mở topic để những cao nhân ra dạy chứ có phải tôi đâu nào!^^ Thanks for teaching me!

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

09-06-2013, 17:00

Hi.bac vuong.nhung dieu em noi deu lay trong sach vo.bac co the noi chut ve thuc te thicong. Ha muc nuoc ngam nhu nao ko a.de chung ta chuyen sang trao doi nhung phan quan trong nhat .thanks bac

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

15-06-2013, 18:28

Sau thời gian bận rộn giờ xin trở lại vấn đề lý thuyết tính toán hố đào sâu Đây là lý thuyết nên không tránh khỏi nó hàm lâm và công thức Nhưng trước tiên các bác cần nắm rõ lý thuyết giáo điều này rồi hãy nhảy nhót nhé! Còn ai có công trình thực tế thì cứ áp vô và làm cho anh em coi nhé! Tôi chỉ nói về lý thuyết Sau việc định nghĩa Hố đào sâu là thế nào nay tôi xin tiếp với lý thuyết về các phương pháp thi công hố đào mà chúng ta có thể áp dụng Đầu tiên xin nói đến phương pháp đào mở (The Full cut excavation method)- Đây có vẽ là phương pháp không tốn nhiều giấy mực và nước bọt cũng dễ để nói cho các bác nghe Ưu điểm thì rõ ràng là + chi phí rẻ vì không phải thi công tường chắn, + không phải lắp đặt và tháo gở hàng tá thanh chống đứng lẫn nằm rồi. + Việc đào đất vô cùng dễ dàng vì chả có vướng véo chi cả, và nhất là đường từ đáy cốc lên trên cũng dễ thông suốt hơn có thể chạy thẳng một mạch Hạn chế + Rõ là chỉ dùng cho các địa hình rộng rãi + Khối lượng đất di chuyển sẽ lớn hơn và quan trọng là có thêm công tác đắp đất lại cho các mái dốc khi hoàn thành cái công trình chính giữa rồi + cần hạ mực nước ngầm ở các vùng mực nước ngầm cao + Không thích hợp lắm cho đất cát và cũng chẳng lấy gì thân thiện với bác bùn sét có khi còn không làm được cái dốc có độ đốc thỏa nữa là. + Thời gian đào đất quá dài là một vấn đề cần phải suy nghĩ khi chọn biện pháp này để thi công Tính toán Cái này có vẻ không khó khăn cho các bác khi chỉ tính ổn định mái dốc là đủ. ... đủ chưa nhỉ các bác bổ sung nhé! Tiếp theo sẽ là The braced excavation method ...đây là phương pháp được ưu chuộng nhất hiện nay nhé!
Full cut excavation method.jpg (Kích thước: 144.52 KB / Tải về: 3,337)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 01:11

Hi.thanks .tiep di bac

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 04:17

trucvuong

Sau thời gian bận rộn giờ xin trở lại vấn đề lý thuyết tính toán hố đào sâu Đây là lý thuyết nên không tránh khỏi nó hàm lâm và công thức Nhưng trước tiên các bác cần nắm rõ lý thuyết giáo điều này rồi hãy nhảy nhót nhé! Còn ai có công trình thực tế thì cứ áp vô và làm cho anh em coi nhé! Tôi chỉ nói về lý thuyết Sau việc định nghĩa Hố đào sâu là thế nào nay tôi xin tiếp với lý thuyết về các phương pháp thi công hố đào mà chúng ta có thể áp dụng Đầu tiên xin nói đến phương pháp đào mở (The Full cut excavation method)- Đây có vẽ là phương pháp không tốn nhiều giấy mực và nước bọt cũng dễ để nói cho các bác nghe Ưu điểm thì rõ ràng là + chi phí rẻ vì không phải thi công tường chắn, + không phải lắp đặt và tháo gở hàng tá thanh chống đứng lẫn nằm rồi. + Việc đào đất vô cùng dễ dàng vì chả có vướng véo chi cả, và nhất là đường từ đáy cốc lên trên cũng dễ thông suốt hơn có thể chạy thẳng một mạch Hạn chế + Rõ là chỉ dùng cho các địa hình rộng rãi + Khối lượng đất di chuyển sẽ lớn hơn và quan trọng là có thêm công tác đắp đất lại cho các mái dốc khi hoàn thành cái công trình chính giữa rồi + cần hạ mực nước ngầm ở các vùng mực nước ngầm cao + Không thích hợp lắm cho đất cát và cũng chẳng lấy gì thân thiện với bác bùn sét có khi còn không làm được cái dốc có độ đốc thỏa nữa là. + Thời gian đào đất quá dài là một vấn đề cần phải suy nghĩ khi chọn biện pháp này để thi công Tính toán Cái này có vẻ không khó khăn cho các bác khi chỉ tính ổn định mái dốc là đủ. ... đủ chưa nhỉ các bác bổ sung nhé! Tiếp theo sẽ là The braced excavation method ...đây là phương pháp được ưu chuộng nhất hiện nay nhé!

Bác Trúc Vương có thể tiếp phần quan trọng thứ nhất là Mô hình Mohr Coulomb và Hardenning soil + cách tính mô đun đàn hồi E, Eincre, Eref, Eu, trong hai mô hình đó được không ?

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 05:05

Có nói rồi đó bác http://www.ketcausoft.com/forum/showthread.php?tid=227 Topic này bàn về lý thuyết Cái gì cũng có đầu có đuôi. Tôi đưa topic này ra để làm cho các bác hiểu từ từ ngọn ngành chứ không cắt ngang. Nếu muốn hãy sang topic kia để hỏi bạn nhé! Còn cách tính thì không có vì nó là thông số đầu vào cần thí nghiệm mà có và nó cần được xác định cụ thể trong các thí nghiệm cụ thể cơ. Để thỏa lòng tôi xin nói rõ là E dùng tốt nhất là E' tức Modun đàn hồi vẽ từ ứng suất hữu hiệu chứ không từ ứng suất tổng. Nếu lấy được giá trị đó thì ok.

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 05:31

2. The Braced excavation method Đây rõ là phương pháp dùng nhiều có vẽ vì nó dễ tính toán chăng Cấu tạo của phương pháp này gồm --> Waling Beam là thanh thép chữ H nằm ngang để chuyển lực từ các thanh strut qua tường vào trong đất --> Struting Beam là thanh thép chứ H để chống đỡ chuyển vị của tường chắn xunh quanh --> End Bracing Beam là thanh thép H cuối struting beam để giúp struting beam vững và diện truyền lực được mở rộng --> Conner Beam là thanh thép H nàm ở các vị trị góc hố đào --> Center Post hay còn gọi là KingPost là thanh thép H đứng để đỡ cả hệ Shoring bên trên Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau 1) Thi công Center post trước tại các vị trí xác định 2) Thi công bước đào đầu tiên 3) Lắp dựng Wales và sau đó là các thanh struts rồi tiến hành kích lực chống 4) Lặp lại bước 2-3 cho đến đạt độ sâu thiết kế 5) Xây dựng móng của công trình 6) Tháo dỡ lần lượt các hệ chống từ dưới lên 7) Thi công sàn tầng hầm lần lượt từ dưới lên 8) Lặp lại bước 6-7 cho đến khi hoàn thành các tầng hầm Ưu + Có thể dễ dàng thi công vì không đổi hỏi nhiều thiết bị phức tạp và từ nguồn nguyên liệu dễ kiếm + Có thể dễ dàng thu hồi sau khi hoàn thành Khuyết + Trở ngại trong quá trình thi công là do các thanh chống này + Vận chuyển đất đào ở bước đào thứ 2 trở lên cũng là một trở ngại + Khi hố đào hẹp mà dài thì khiến hệ thống chống dày đặt khó khăn cho việc thi công đào + Khi hố quá lớn theo chiều nào cũng gây khó khăn vì thanh thép hình thường là 6m nên nếu dài hơn nó phải chấp nối điều này dẫn đến (Misalignment) sự chuyển dịch lệch trục gây nguy hiểm cho quá trình thi công + Kể cả khi hố thi công quá sâu Kingpost cũng không đảm bảo độ mãnh để làm việc + Chuyển vị là khá lớn Ứng dụng - Thích hợp với địa chất tương đối tốt - Kích thước mặt bằng là vừa phải không quá rộng theo bất cứ chiều nào ... Vài lời cùng quý đồng môn - có gì sai xin thỉnh giảng cầu toàn ... tiếp theo sẽ là 3. Anchored excavation methods
The Braced excavation method.jpg (Kích thước: 58.25 KB / Tải về: 15,548)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 05:46

Đây gọi là Phương pháp đào hở có chống

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 05:48

0

Plaxisno1

Bài viết: 27

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Lý thuyết thiết kế Hố đào sâu - Deep Excavation theory

16-06-2013, 21:24

Plaxisno1

Đúng rồi đây là the Braced Excavation Method Đấy

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,874 bài viết trong 1,692 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,287 (trong đó có 294 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, nefdhsbpcw

0397 306 689