0
0
0
0
trucvuong
Dear all Để thể hiện tính khả dụng của chương trình Plaxis - Chúng ta cần đi sâu hơn vào lý thuyết thiết kế Hố đào sâu. Vì vậy hôm nay tôi mạn phép mở Topic này. Để các cao thủ vào bàn luận. Nếu chủ đề có được nhiều bạn quan tâm thì tôi sẽ cố gắn đóng góp lượng kiến thức có hạn của mình để ngồi nghe các bác bàn luận. Tiêu chí dĩ nhiên là sau các lý thuyết đó thì các bác cung cấp các công trình thực tế mà các bác đã, đang và sẽ làm ra để cùng nhau tiến bộ Hồ sơ gồm có của các công trình thực tế tiến cống sẽ gồm!!^^! - Hồ sơ địa chất - Sơ đồ thể hiện biện pháp thi công các bước đào - Quan trắc công trình (Nếu có) Mong các bác nhiệt tâm để phát triển một cộng đồng tiến bộ - đó không chỉ là chủ ý của mỗi mình tôi mà còn là của các bác đang ngồi mài đích trên ghế giảng đường và các bác đang còng lưng công tác ở các công trình có thi công hố đào sâu hay các anh đang sò mắt vào các giáo trình và tư liệu nhằm mày mò ra một cái gì đó thú vị. Gởi các bác cao thủ ngành xây dựng
0
Plaxisno1
Chào bác Trucvuong. Bản thân em cũng chỉ mới vào món hầm này vì thực sự chưa được tiếp xúc công trình lớn vì đặc thù của công trình ngầm là cần phải chuyên gia thực sự vừa am hiểu sâu nền đất vừa có kinh nghiệm xử lý số liệu địa chất.Tuy nhiên em cũng có một số dữ liệu của 1 số công trình lớn để anh em tham khảo. Ví dụ như công trình chung cư Hòa Bình ở Minh Khai đào 3 tầng hầm sử dụng semi-top down hay chung cư Cầu diễn, Chung cư Hesco.. Về lý thuyết hố móng đào sâu thì em rất quan tâm .Theo em nghĩ ở phần này nên xoáy sâu vào các chủ đề mang tính thực hành nhiều hơn là quá nặng về lý thuyết , Theo em trước hết có một số chủ đề sau mà đều thông dụng như : 00. Nhiệm vụ khoan khảo sát địa chất và các thí nghiệm cần có. 01. Tải trọng trong công tác thi công hố đào sâu :-Áp lực đất (tĩnh, chủ động, bị động, PP Rankine, PP Coulomb), áp lực nước ngầm. Mặc dù Plaxis tự động tính toán cho chúng ta nhưng cũng nên quan tâm đến nó vì sẽ giúp việc khai báo thông số đầu vào chuẩn hơn và xử lý được nội lực. 02. Đào đất sử dụng phương pháp dùng cừ không liên tục (cọc nhồi, xi măng đất, cừ bản thép, cừ bê tông)..1 hàng chống, 2 hàng chống hay 3 hàng chống. 03. Đào đất sử dụng semi-topdown kết hợp tường vây sử dụng sàn btct làm thanh chống kingpost làm trụ. 04. Đào đất sử dụng tường vây + neo trong đất. Về lý thuyết, mỗi một chủ đề đều có nhiều công thức khác nhau ví dụ như Rankine, Coulomb,hay Sachibana... Vì vậy, vấn đề là làm sao mình hiểu và vận dụng nó để kiểm tra tính đúng đắn của mô hình mới là quan trọng. Còn các công thức áp dụng thì chúng ta chỉ cần biết chỗ là tra là được. Cũng mong là qua topic này nếu như được thì bác Trucvuong làm các ví dụ vận dụng bằng video để anh em trực quan hơn. P/s: Bác TrucVuong cho anh em số ĐT nhé bác.
0
0
0
trucvuong
Email: trucvuong1509@yahoo.com Mình sống ẩn sĩ nên có duyên thì sẽ hợp vậy! Các vấn đề của bác rõ là có tầm Nghe bác nói các hồ sơ đó bác có thì nên post lên mediafire rồi share anh em mang về có tài liệu để nghiên cứu, ngâm cứu, rồi chuyển sang cầu cứu các "chiên" gia chỉ giáo giúp Nói đùa thôi! Tôi cũng chỉ làm được chừng trên 10 cái hố là cùng. Lớn thì cũng có mà nhỏ nhỏ xinh xinh cũng có. Quan trọng là có tiền là làm thôi! Hj hj 00. Cái này xin lỗi nó mới là vẫn đề đặt nặng lý thuyết nhất trong các vấn đề bác nêu đấy chứ. Vì bản thân tôi làm và tính biện pháp thi công cho tất cả các công trình thường là số liệu địa chất đã có từ đời ông "Tần thủy hoàng" truyền lại chứ có được phép yêu cầu với yêu sách gì đâu. Đôi khi hồ sơ địa chất chỉ có vài thí nghiệm có 5 chỉ tiêu, có 9 chỉ tiêu, trong đó điều thú vị nhất là thí nghiệm nén nhanh một thí nghiệm mà theo tôi nghĩ nó dở hơi vì chả dùng cho bất cứ bài tính nào thì đúng hơn. Vậy nên lý thuyết là cần thí nghiệm này thí nghiệm kia vv. nhưng rõ ràng thực tế là chúng ta ko có cái quyền đó. Chủ đầu tư lắm người có cái 1 tầng hầm, 20x10m họ cũng chả màng đến địa chất với địa chiết. Phán một câu xanh rờn "Đấy các bác tính đi, đào có 2~3m nhèm nhò gì" Cái này tôi rất bức xúc, đôi khi bức nút mà có được đâu. Đành dùng kinh nghiệm và hàng tá sách nước ngoài có địa chất tương đồng để tương quan, bên cạnh đó tôi không ngừng thu thập các số liệu quan trắc của các công trình đã, đang, sẽ và người khác làm về làm dữ liệu để dùng Plaxis tiền hành Back Analysis để tìm ra hệ số tương quan cho loại đất ở địa phương mình. Hy vọng tích lũy thành kinh nghiệm cho bản thân 1. Vấn đề này thì tùy theo địa thế đất. Xem các công trình xunh quanh vị trí thế nào Còn vấn đề bác đang nói là tính bằng giải tích không dính dáng gì đến phương pháp Plaxis dùng là FEM Tải trọng thường dùng như sau - Tải đường là 5kN cho đường nhỏ trước công trình, và 10kN cho tải đường lớn - Tải nhà xung quanh cũng lấy 5; 10; 15; 20 tùy theo số tầng nhà xung quanh nhưng không lớn hơn 20kN vì nếu tải lớn hơn nhà đó thường dùng dùng móng cọc để truyền sâu xuống dưới. Cái này là giả định vì có khi nhà kế bên lại là tầng hầm thì sau. Vị trí đặt tải sẽ khác. Nhưng ta sau biết nhà người ta được đành giả định đặt trên mặt đất hết. Thực ra có khi tải lên trên 20kN nếu họ dùng móng bè trên nền tự nhiên có gia cường cừ đá nhưng hiếm khi lắm. Vì một nỗi hj hj ít ai thích tính toán với cái móng bè lắm dù nó kinh tế hơn móng cọc khi nhà không quá cao. Kỹ sư mà nên rất kỹ họ sợ không an toàn cái mà mình không biết. nên chọn cọc cho rồi. Vì móng bè có một nhược điểm là nó lún rất nhiều nhưng lún đều mà lún nhiều có khi lên đến 40 cm hoặc hơn nữa. Nhà 3 tầng thôi nằm trong đất yếu ở DBSCL chẳng hạn có đã lún đến 20 cm rồi (từ công trình tôi từng tính và thi công - dùng cừ đá nhé! - nó đúng nhé vì tôi tính lún bằng Plaxis 3D Foundation - 3DF nó ra 21cm) 2~4: Cái này có dịp sẽ nói từng cái một. Nhưng bác có hiểu biết về mấy cái giải tích bác có thể trình bày trước cho mọi người nghe được không? Share các dữ liệu mà bạn có để mọi người dùng tham khảo và phân tích được không? Bác dẫn chương trình nhé! Chủ đề bác muốn hỏi cụ thể là gì! 1 thôi nhé xong rồi mình bàn qua cái khác!
0
0
Thống kê diễn dàn
Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,874 bài viết trong 1,692 chủ đề
Số thành viên đã kích hoạt 10,287 (trong đó có 294 VIP Member)
Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, nefdhsbpcw