Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

09-09-2014, 09:58

Em chào các anh chị ạ! Cho em hỏi một chút về đồ án tốt nghiệp. Thu 1: Hiện tại em đang tính động đất nhưng đến phần tính lực cắt đáy Fb = Sd (T)x m x λ. Thì m ở đây là khối lượng hữu hiệu tham gia dao động thì mình lấy trong kết quả trong Etabs là m=MassX x %UX và %UY hay là tính theo TCXD 9386-2012 (375-2006 cũ). Em hỏi trên diễn đàn xây dựng thì các anh bảo tính theo công thức như trong ảnh. http://www.mediafire.com/view/4381ig1zazw102a/gallery[/img] công thức đó có đúng không ạ? :( Cái thứ 2 là khi mình xuất ra 12 dạng dao động trong Etabs thì em chọn theo TCXD em chọn mode 1 (dao động theo phương X), mode 2(dao động theo phương X) và mode 3(dao động theo phương Y) để tính toán bằng tay thì khi tổng hợp Fx, và Fy thi tổng hợp theo công thức nào để khai báo trong Etabs cho động đất. Mong các anh chị giúp đỡ. Em cảm mọi người nhiều ạ!

0

khanhhoanwru

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

09-09-2014, 14:01

khanhhoanwru

Em chào các anh chị ạ! Cho em hỏi một chút về đồ án tốt nghiệp. Thu 1: Hiện tại em đang tính động đất nhưng đến phần tính lực cắt đáy Fb = Sd (T)x m x λ. Thì m ở đây là khối lượng hữu hiệu tham gia dao động thì mình lấy trong kết quả trong Etabs là m=MassX x %UX và %UY hay là tính theo TCXD 9386-2012 (375-2006 cũ). Em hỏi trên diễn đàn xây dựng thì các anh bảo tính theo công thức như trong ảnh. http://www.mediafire.com/view/4381ig1zazw102a/gallery[/img] công thức đó có đúng không ạ? :( Cái thứ 2 là khi mình xuất ra 12 dạng dao động trong Etabs thì em chọn theo TCXD em chọn mode 1 (dao động theo phương X), mode 2(dao động theo phương X) và mode 3(dao động theo phương Y) để tính toán bằng tay thì khi tổng hợp Fx, và Fy thi tổng hợp theo công thức nào để khai báo trong Etabs cho động đất. Mong các anh chị giúp đỡ. Em cảm mọi người nhiều ạ!

. Bạn có chút nhầm lẫn Công thức: Fb = Sd (T)x m x λ. là công thức tính toán lực cắt đáy cho phương pháp tĩnh lực ngang tương đương, để sử dụng công thức này thì công trình phải thỏa mãn một số tiêu chí (xem mục 4.3.3.2 của TCVN 9386-2012), m ở đây là tổng khối lượng của công trình chứ không phải khối lượng hữu hiệu. λ= 0.85 = 85%, chính là hệ số để xét đến khối lượng hữu hiệu của dạng dao động thứ nhất, và m x λ mới chính là khối lượng hữu hiệu. Như đã đề cập, công thức trên chỉ tính toán được cho công trình thỏa mãn một số tiêu chỉ nhất định, khi không thỏa mãn phải dùng phương pháp phân tích phổ phản ứng dạng dao động (mục 4.3.3.3 của tiêu chuẩn), đáng nói là tiêu chuẩn lại không đề cập rõ ràng phương pháp này nên có nhiều người nhầm lẫn và tính toán không đúng. Khi dùng PP Phân tích phổ phản ứng dạng dao động, lực cắt đáy trong dạng thứ k được xác định theo công thức: Fbk = Sd(Tk)*Mk, lúc này Mk mới là khối lượng hữu hiệu của dạng dang động thứ K, chý ý là công thức này không có hệ số Lamda, nhiều đơn vị cho hệ số Lamda vào làm giảm tải trọng động đất đi 15%. Sau khi tính được lực cắt đáy, tiến hành phân phối tải trọng lên các tầng, theo công thức phân phối tải trọng (xem tài liệu đính kèm). Sau khi có tải trọng ứng với các dạng dao động: Fb1, Fb2, v.v.., gán vào Etabs như sau:
  • Tiến hành phần phối lên các tầng, và gán vào mô hình, có bao nhiêu dạng tính toán thì gán bấy nhiêu trường hợp tải trọng trong Etabs, ví dụ DDX1, DDX2 ...;
  • Sau đó, tạo một tổ hợp gọi là tổ hợp của tải trọng động đất, có dạng SRSS, là tổ hợp của các trường hợp tải trọng DDX1, DDX2, v.v... đặt tên là DDX
  • Làm tương tự với phương Y, ta có DDY
  • Cuối cùng sử dụng DDX và DDY để tổ hợp với các tải trọng khác (tĩnh tải, hoạt tải)
Bạn nên tham khảo tài liệu dưới đây để tính toán tải trọng động đất.
Tinh toan tai trong Dong dat theo TCXDVN 375-2006 - Le Xuan Tung.pdf (Kích thước: 180.61 KB / Tải về: 2,610)

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

09-09-2014, 15:14

Dạ, em đã hiểu rồi ạ! Em sẽ điều chỉnh lại cách hiểu của mình. Công trình của em đều thỏa mãn cả 2 điều kiện để tính toán tải trọng theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương. Cái này là do em chưa đọc kĩ tiêu chuẩn. Em cảm ơn anh nhiều ạ! Chúc anh sức khỏe và công tác tốt.

0

khanhhoanwru

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

09-09-2014, 15:31

Hồ Việt Hùng

. Bạn có chút nhầm lẫn Công thức: Fb = Sd (T)x m x λ. là công thức tính toán lực cắt đáy cho phương pháp tĩnh lực ngang tương đương, để sử dụng công thức này thì công trình phải thỏa mãn một số tiêu chí (xem mục 4.3.3.2 của TCVN 9386-2012), m ở đây là tổng khối lượng của công trình chứ không phải khối lượng hữu hiệu. λ= 0.85 = 85%, chính là hệ số để xét đến khối lượng hữu hiệu của dạng dao động thứ nhất, và m x λ mới chính là khối lượng hữu hiệu. Như đã đề cập, công thức trên chỉ tính toán được cho công trình thỏa mãn một số tiêu chỉ nhất định, khi không thỏa mãn phải dùng phương pháp phân tích phổ phản ứng dạng dao động (mục 4.3.3.3 của tiêu chuẩn), đáng nói là tiêu chuẩn lại không đề cập rõ ràng phương pháp này nên có nhiều người nhầm lẫn và tính toán không đúng. Khi dùng PP Phân tích phổ phản ứng dạng dao động, lực cắt đáy trong dạng thứ k được xác định theo công thức: Fbk = Sd(Tk)*Mk, lúc này Mk mới là khối lượng hữu hiệu của dạng dang động thứ K, chý ý là công thức này không có hệ số Lamda, nhiều đơn vị cho hệ số Lamda vào làm giảm tải trọng động đất đi 15%. Sau khi tính được lực cắt đáy, tiến hành phân phối tải trọng lên các tầng, theo công thức phân phối tải trọng (xem tài liệu đính kèm). Sau khi có tải trọng ứng với các dạng dao động: Fb1, Fb2, v.v.., gán vào Etabs như sau:

  • Tiến hành phần phối lên các tầng, và gán vào mô hình, có bao nhiêu dạng tính toán thì gán bấy nhiêu trường hợp tải trọng trong Etabs, ví dụ DDX1, DDX2 ...;
  • Sau đó, tạo một tổ hợp gọi là tổ hợp của tải trọng động đất, có dạng SRSS, là tổ hợp của các trường hợp tải trọng DDX1, DDX2, v.v... đặt tên là DDX
  • Làm tương tự với phương Y, ta có DDY
  • Cuối cùng sử dụng DDX và DDY để tổ hợp với các tải trọng khác (tĩnh tải, hoạt tải)
Bạn nên tham khảo tài liệu dưới đây để tính toán tải trọng động đất.

À em quên, cho em hỏi thêm cái nữa là khi mình xuất ra bảng Modal participating mass ratios thì dựa vào đâu để đánh giá dạng dao động là xoắn, hay theo phương X, phương Y ạ!..Cảm ơn anh nhiều nhiều ạ.

0

khanhhoanwru

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

10-09-2014, 03:07

Thank you Mr Hùng... Trước đây mình cũng chưa hiểu rõ lắm về Động Đất.. Đọc bài viết này và xem thêm tài liệu của Ks Lê Xuân Tùng.. mình đã rõ hơn..

0

Nguyễn Văn Tiến

Bài viết: 10

Số lượt thích: 0

Tham gia: 27/10/2021

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

10-09-2014, 06:57

khanhhoanwru

À em quên, cho em hỏi thêm cái nữa là khi mình xuất ra bảng Modal participating mass ratios thì dựa vào đâu để đánh giá dạng dao động là xoắn, hay theo phương X, phương Y ạ!..Cảm ơn anh nhiều nhiều ạ.

. Với mô hình 3D, phân biệt được các dạng dao động nhiều khi không phải chuyển đơn giản, đó là lý do mình luôn cố thuyết phục mọi người sử dụng mô hình phân tích phẳng. Theo quan điểm của mình, để nhận dạng một dao động trong kết quả phân tích 3D, cần căn cứ vào 2 dữ liệu là phần trăm khối lượng tham gia dao động và dạng của dạng dao động. Phần trăm khối lượng tham gia dao động có thể tìm thấy trong bảng dữ liệu Modal participating mass ratios, cột UX và UY, Căn cứ đầu tiên để xét một dạng dao động thuộc phương nào là % khối lượng theo phương đó lớn hơn hẳn phương còn lại Căn cứ còn lại là dạng của dạng dao động, dao động của công trình theo một phương chính lần lượt có các dạng như sau, chú ý rằng mỗi dạng là duy nhất Dạng của dạng dao động được tìm thấy trong bảng Building Modes, từ dữ liệu về chuyển dịch tỉ đối, nhận định được đó có phải là một trong các dạng dao động theo một phương nao đó không.

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

10-09-2014, 09:08

Phân tích nội lực sử dụng chế độ Sequential Construction Case Mr Hùng có Hướng dẫn cụ thể nào về chủ đề này.. Hay Video HD thực hiện về việc khai báo này không vậy.. Chính xác thì khi nào phải áp dụng Phân tích dạng này (quy mô công trình bao nhiêu tầng). Và nếu không áp dụng thì kết quả nội lực và thiết kế có thể chấp nhận được không... Rất mong nhận được chia sẽ từ Chú Hùng và các anh em khác.. Cảm ơn mọi người..

0

Nguyễn Văn Tiến

Bài viết: 10

Số lượt thích: 0

Tham gia: 27/10/2021

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

11-09-2014, 01:29

Hồ Việt Hùng

. Với mô hình 3D, phân biệt được các dạng dao động nhiều khi không phải chuyển đơn giản, đó là lý do mình luôn cố thuyết phục mọi người sử dụng mô hình phân tích phẳng. Theo quan điểm của mình, để nhận dạng một dao động trong kết quả phân tích 3D, cần căn cứ vào 2 dữ liệu là phần trăm khối lượng tham gia dao động và dạng của dạng dao động. Phần trăm khối lượng tham gia dao động có thể tìm thấy trong bảng dữ liệu Modal participating mass ratios, cột UX và UY, Căn cứ đầu tiên để xét một dạng dao động thuộc phương nào là % khối lượng theo phương đó lớn hơn hẳn phương còn lại Căn cứ còn lại là dạng của dạng dao động, dao động của công trình theo một phương chính lần lượt có các dạng như sau, chú ý rằng mỗi dạng là duy nhất Dạng của dạng dao động được tìm thấy trong bảng Building Modes, từ dữ liệu về chuyển dịch tỉ đối, nhận định được đó có phải là một trong các dạng dao động theo một phương nao đó không.

Dạ, một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều! Em hôm làm cũng làm theo cách là phân tích dựa vào mục building modes theo UX và UY kết hợp với phần trăm khối lương tham gia dao động để phân tích. Còn em xét các dạng dao động tính tay căn cứ vào TCXD 9386-2012 là có xét tất cả các dạng dao động có khối lượng hữu hiệu >5% của tổng khối lượng căn cứ vào %UX và %UY mục Modal participating mass ratios.

0

khanhhoanwru

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Tính toán lực cắt đáy và tổ hợp để khai báo tải trọng động đất vao Etabs.

11-09-2014, 16:32

khanhhoanwru

Dạ, một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều! Em hôm làm cũng làm theo cách là phân tích dựa vào mục building modes theo UX và UY kết hợp với phần trăm khối lương tham gia dao động để phân tích. Còn em xét các dạng dao động tính tay căn cứ vào TCXD 9386-2012 là có xét tất cả các dạng dao động có khối lượng hữu hiệu >5% của tổng khối lượng căn cứ vào %UX và %UY mục Modal participating mass ratios.

Tôi xin bổ sung chút ít: - Đôi khi nó lại dao động theo phương xiên, tức chẳng phải là dao động theo phương X, cũng chẳng phải là theo phương Y (dao động thẳng không phải là xoắn): lúc này UX và UY (building modes) chênh nhau không nhiều, %UX và %UY (Modal participating mass ratios) chênh nhau không nhiều. - Từ không nhiều ở trên được đánh giá thông qua %RZ (Modal participating mass ratios), nếu %RZ>max(%UX,%UY) dao động này ắt hẳn là dao động xoắn. - Xét về tính hợp lý: + Nếu theo mỗi phương mà đã xét tới 5 dạng dao động rồi mà sích ma (%UX) hoặc sích ma %UY vẫn <90%, nghĩa là số dạng dao động xoắn chiếm đa số + Mode 1 là dao động xoắn ----->bố trí vách lõi (đôi khi là các dầm trên mbkc) chưa hợp lý. - Nhiều khi chấp nhận Mode1 xoắn (theo kiến trúc mà), việc chấp nhận với nhà bao nhiêu tầng, nhà quan trọng như thế nào thì tôi chịu. - Cái khó trong tiêu chuẩn của mình là chưa có tính toán kiểm tra cấu kiện chịu nén nhưng có xét đến ảnh hưởng của momen xoắn, trong khi thằng ACI nó có rồi.

0

kcsthatnghiep

Bài viết: 102

Số lượt thích: 3

Tham gia: 20/06/2023

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,882 bài viết trong 1,695 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,368 (trong đó có 297 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, CongNguyen

0397 306 689