Hướng dẫn sử dụng Plaxis

01-12-2012, 06:53

plaxis và geo5 là 2 phần mềm địa kỹ thuật khá mạnh mẽ và cần thiết cho anh em xd,anh hùng chắc cũng có nghiên cứu món này,lúc nào làm 1 lớp trực tuyến cho anh em mở rộng tầm mắt nhé anh hùng :rolleyes:

0

hvthvthvt

Bài viết: 9

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

01-12-2012, 16:03

Mình thấy ý kiến này rất hay, mình cũng hay dùng Geoslope tính toán ổn định nhưng mô phỏng các bài toán xử lý nền bằng cọc, cừ thép,... thì dùng Plaxis và Geo 5 thì việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.

0

TokyoNhat

Bài viết: 4

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

02-12-2012, 01:27

Rất tiếc là Plaxis thì mình mù tịt còn GEO5 thì mình cũng chỉ dùng cho có, vì mình không chuyên dùng phần ngầm lắm. Hy vọng trên diễn đàn có bạn nào có thể thực hiện vụ này.

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,752

Số lượt thích: 153

Tham gia: 21/03/2012

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

02-12-2012, 14:15

chà,buồn quá nhỉ,diễn đàn có cao thủ nào mở lớp để anh em cùng học tập đi

0

hvthvthvt

Bài viết: 9

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

03-04-2013, 15:03

Hồ Việt Hùng

Rất tiếc là Plaxis thì mình mù tịt còn GEO5 thì mình cũng chỉ dùng cho có, vì mình không chuyên dùng phần ngầm lắm. Hy vọng trên diễn đàn có bạn nào có thể thực hiện vụ này.

Sau một hồi dạo hết các ngỏ ngách bên trong Ketcausoft cuối cùng mình cũng tìm được một vùng đất mà mình có thể biết. ^^ Mình nhận lời mời của Bác Hùng vậy. Các móng Plaxis 2D, Plaxis 3D,... Mình cũng gọi là dùng tạm được Vậy xin hổ trợ anh em vậy. Vì dù sao chuyên ngành của mình cũng là phần ngầm. Nhưng có một vấn đề là mình không giỏi trình bày, Mà người ta nói cái gì không nói ra được, không viết ra được thì không gọi là kiến thức. vậy nên mình sẽ cố. Nhưng trước hết các bạn phải giúp mình Đầu tiên có lẽ để đơn giản các bạn cứ hỏi mình nếu có thể mình sẽ trả lời. Đây là bước khởi đầu, khi mình đã hiểu và biết được các vướng mắc mà đa số các bạn mắc phải mà mình sẽ tổng kết nghiên cứu để viết một bài cụ thể trả lời các bạn thõa đáng nhất! Thân chào! :heart:

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

03-04-2013, 21:29

trucvuong

Sau một hồi dạo hết các ngỏ ngách bên trong Ketcausoft cuối cùng mình cũng tìm được một vùng đất mà mình có thể biết. ^^ Mình nhận lời mời của Bác Hùng vậy. Các móng Plaxis 2D, Plaxis 3D,... Mình cũng gọi là dùng tạm được Vậy xin hổ trợ anh em vậy. Vì dù sao chuyên ngành của mình cũng là phần ngầm. Nhưng có một vấn đề là mình không giỏi trình bày, Mà người ta nói cái gì không nói ra được, không viết ra được thì không gọi là kiến thức. vậy nên mình sẽ cố. Nhưng trước hết các bạn phải giúp mình Đầu tiên có lẽ để đơn giản các bạn cứ hỏi mình nếu có thể mình sẽ trả lời. Đây là bước khởi đầu, khi mình đã hiểu và biết được các vướng mắc mà đa số các bạn mắc phải mà mình sẽ tổng kết nghiên cứu để viết một bài cụ thể trả lời các bạn thõa đáng nhất! Thân chào! :heart:

Để mở màn cho các nghiên cứu sâu về các phần mềm dành cho đất mà trong đó đơn cử là phần mềm Plaxis. Phần mềm này làm một phần mềm tính theo phương pháp phần tử hữu hạn. Do viện nghiên cứu về đất của Hà Lan viết ra nhằm mục đích phục vụ đầu tiên cho chính bản thân họ. Các bạn cũng biết Hà lan là một nước nỗi tiếng là thấp hơn mực nước biển mà đó chính là cảm hứng đầu tiên để họ viết phần mềm này. Phần mềm đủ mạnh để làm việc với các công trình Đê điều là chủ yếu. Sau đó họ phát triền lên các phiên bản cao hơn và được sử dụng rộng rãi trong giới xây dựng nhất là việc mô phỏng móng có kể đến sự làm việc đồng thời Đất và Kết cấu bên trên. Và một ứng dựng đặt biệt đó là học ứng dụng nó cho việc tính toán các tường chắn hố đào sâu. Tính toán các công trình ngầm. Mình có dính kèm một hình ảnh mô phỏng Link: Plaxis 2D 8.5 http://www.mediafire.com/?gn9n02bgcrezo4o

MoHinh2D.png (Kích thước: 14.99 KB / Tải về: 22,804)

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

04-04-2013, 03:44

Anh Hùng ơi có thể liên hệ với các thầy trong trường đhxd để mở lớp Plaxis đi ạ.có rất nhiều ae diễn đàn đang quan tâm đến vấn đề này.Nếu mở e xin đăng ký 1 suất.Tìm nhiều nơi ở Hn mà chưa có chỗ nào dậy.

0

far_star55

Bài viết: 7

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

04-04-2013, 04:26

Chào bác trucvuong , Bác có thể chia sẽ về việc sử dụng các mô hình đất trong plaxis không ? Thx,

0

hiepnguyen

Bài viết: 53

Số lượt thích: 0

Tham gia: 06/01/2020

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

04-04-2013, 09:48

hiepnguyen

Chào bác trucvuong , Bác có thể chia sẽ về việc sử dụng các mô hình đất trong plaxis không ? Thx,

Chào bác Hiepnguyen Câu hỏi của bạn khá đơn giản nhưng quả thâm thúy vì nó bao trùm cả rồi. Nhưng cũng xin trả lời bạn và những ai quan tâm trong vốn kiến thức có hạn của tôi Trong phần mềm Plaxis 2D chúng ta được cung cấp một số mô hình sau 1. Morh-Coulomb model (MC) Mô hình này là mô hình đàn dẻo bào gồm 5 thông số đầu vào - E và v thể hiện tính đàn hồi của đất - Phi và c thể hiện tính dẻo của đất và cuối cùng là góc trương nở của đất (thường có ở đất cát thường lấy apha -30 đk: apha>30 Mô hình này là mô hình tiêu biểu cho kết quả xấp xỉ ứng xử của đất và đá. MC được kiến nghị dùng trong lần phần tích đầu tiên của vấn đề. Chú ý mỗi lớp đất chúng ta lấy độ cứng trung bình ước lượng thôi. Cái này không giống như các bác bên trên dùng hệ số E, v rất rõ ràng. Vì ứng xử đất vẫn là mù mờ hơn so với bêtong. Dù học nhiều về nó cũng chưa dám vổ ngực chắc chắn là số này hay số kia. Nên tất nhiêu E đầu vào là một con số tương quan mà các bác lẫn lộn nhiều nhất Vì nội E cũng có rất nhiều E. Cái này tôi sẽ dành thời gian soạn, sắp xếp rõ ràng, khoa học sẽ báo các anh em sao, sẽ chia sẽ a e rất nhiều tài liệu là các quan điểm khác nhau trên thế giới, nên các bác cứ bình tĩnh nếu E của mình là khác biệt. Không sau đâu. Đồng hồ hết Pin thì dù sao nó cũng đúng được 2 lần ngày mà Nói thế cũng phải là không có căn cứ Như luận văn của tôi làm về sự thay đổi thông số E này sao cho tương thích với quan trắc. Điều này hơi kỳ dị nhưng khi E thay đổi thì các thông số khác cũng thay đổi nốt, Nhưng trong khoa học mù mờ này cần cố định các thứ và theo dõi 1 thứ Do thế phần mềm Plaxis cũng còn nhiều hạn chế đó là thực ra chúng ta không có E cố định. Đơn cử khi thi công hố đào sâu, qua các bước thi công E thay đổi ở từng lớp là khác nhau ứng với từng ứng xử tại vị trí của nó. Nhưng với Plaixis là cố định từ đầu. Nên các bác cũng đừng quá đòi hỏi mô hình phải tương thích hoàn toàn với quan trắc. Vì vậy chúng ta cần Dự đoán rồi quan trắc hàng loạt công trình để bổ sung luận chứng sự lựa chọn E Ở đây chúng ta có Sét cứng E= 1200~1600Su (Su - sức chống cắt không thoát nước) mềm E= 400~600 Su (Su chúng ta có nhiều cái nữa :D . Su cắt cánh hiện trường, Su trong phòng thí nghiệm, .... Nói nhiều ra dễ :huh: ) Nhưng các bác chú ý nó chỉ là con số ước lượng và cuối cùng còn dùng quan trắc để phân tích ngược lại nữa. Vậy trước hết các bác hiểu cách dùng phần mềm trước đã còn thông số này tôi sẽ cố dành một bài viết riêng phân tích nhiều hơn.) Cát E~2000N (N là chỉ số SPT)... Modul E này sẽ được ước lượng khác nhau nữa cho các quan điểm Model MC cho ta kết quả nhanh và thu được cái nhìn đầu tiên về chuyển vị của đất. Bên cạnh 5 thông số bên trên. Trong bước tính toán ta có thêm bước "Initial pharse" nó sẽ tạo ra điều kiện đầu tiên từ các lớp đất ta mô hình. Chú ý khi các bác chọn mô phỏng hố đào sâu cần chọn Type Ko-Values thay vì chạy bước đầu là trọng lượng bản thân. 2. Jointed Rock model (JR) Đây là mô hình đàn - dẻo không đẳng hướng đặt biệt dùng để mô phỏng ứng xử của các lớp đá bao gồm sự xếp tầng địa chất và nứt gảy trực tiếp đặt biệt trên đá. Tính dẻo có thể xuất hiện lớn nhất của 3 lực cắt trực tiếp (Shear planes) Mỗi mặt phẳng thể hiện qua thông số riêng của nó là apha và c. Đá nguyên vẹn không một vết nứt được xét đến như có ứng xử đầy đủ nhất tính đàn hồi với độ cứng E và c. Sự giảm tính đàn hồi của đá có thể được xác đinh thông qua sự xếp tầng địa chất. 3. Hardening Soil model (HS) 4. Soft Soil Creep model (SSC) 5. Soft Soil model (SS) 6. Other các phần này mình xin khiếu để lần sao trả lời tiếp Mình có share tài liệu Plaxis của GS-Ths Bùi Văn Chúng - Trường ĐHBK cho các bạn xem Nếu có gì không hiểu có thể hỏi lại mình. Chúc các bác một ngày làm việc vui vẻ PS: Có bác nào gặp vấn đề khi cái đặt Plaxis 8.5 không vậy. Các bạn cứ làm theo hướng dẫn nếu không được có thể pm mình Email: trucvuong1509@yahoo.com Link download tài liệu học: http://www.mediafire.com/view/?36w17tnv6wtt0um

0

trucvuong

Bài viết: 103

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: mở lớp plaxis đi anh hùng ơi

05-04-2013, 04:29

Dear trucvuong, Rất vui khi nhận được những chia sẽ của bác . Về các mô hình nền , thấy bác phân tích về MC khá chi tiết , mình cũng có cùng quan điểm như bác đó là MC chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu concept design mà thôi . Với MC ta có thể khai báo phần advance để mô tả việc E thay đổi theo độ sâu . Nói về bài toán hố đào , lộ trình của nó là giảm tải và nén , theo mình thấy thì HS có thể mô phỏng được cái này so với MC , có xét đến sự unloading của hố đào . Cái việc lựa chọn thông số cho cái mô hình đơn giản kiểu MC cần thiết phải xem đất đó loại gì, trạng thái thế nào thì mới áp dụng được, chứ cứ đưa vào dùng bừa thì ko nên chút nào . Đấy là chúng ta chỉ mới bàn đến cái E mà thôi , chứ chưa đề cập đến nào là C ,Phi , Method A ,B... Bạn có thể nói thêm một chút về chọn Type Ko-Values trong bài toán hố đào sâu được ko ? Nếu được có thể gửi cho mình luận văn của bạn để có thể tham khảo thêm . Email : hiep.n@vkgroup.be Thanks & best regards,

0

hiepnguyen

Bài viết: 53

Số lượt thích: 0

Tham gia: 06/01/2020

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,294 bài viết trong 1,524 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 8,195 (trong đó có 393 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, Trần Linh

0397 306 689