Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

19-12-2013, 04:53

Các bác thía nào ý chứ , bác Hùng giải thích rõ ràng thế còn giề. Hóng chờ xem cái code tính cột T của bác Hùng quá.

0

lenam

Bài viết: 61

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

19-12-2013, 12:27

Rất xin lỗi chủ xị trang web và các bạn! vì tôi thấy trang web này là rất hay, chắc HVH phải rất tâm huyết, vì tôi cũng đã một lần đi thuê làm trang web là tôi biết, cứ tưởng trang web lại lừa lọc nên hơi bực tức ăn nói hơi LẾU LÁO :). tôi rất trân trọng những gì trang web đã làm được, nơi chia sẻ cả về tính toán và thực hành

0

kcsthatnghiep

Bài viết: 102

Số lượt thích: 3

Tham gia: 20/06/2023

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

20-12-2013, 01:51

lenam

Các bác thía nào ý chứ , bác Hùng giải thích rõ ràng thế còn giề. Hóng chờ xem cái code tính cột T của bác Hùng quá.

. Ukies, mình sẽ nghiên cứu

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

03-06-2014, 02:18

Hồ Việt Hùng

. Ukies, mình sẽ nghiên cứu

Chào bác Hùng. Em có 1 vấn đề này nhờ bác giúp đỡ. Mục 2.11 có ghi rõ có thể sử dụng biểu đồ tương tác phẳng theo 2 phương; sau đó tổng hợp M theo căn bình phương của tổng Mx,My là có thể ra biểu đồ tương tác chuẩn cho cột lệch tâm xiên. Vậy theo bác cách này có đúng không và thiên về an toàn hay không an toàn ? Thanks bác

0

lenam

Bài viết: 61

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

03-06-2014, 03:51

lenam

Chào bác Hùng. Em có 1 vấn đề này nhờ bác giúp đỡ. Mục 2.11 có ghi rõ có thể sử dụng biểu đồ tương tác phẳng theo 2 phương; sau đó tổng hợp M theo căn bình phương của tổng Mx,My là có thể ra biểu đồ tương tác chuẩn cho cột lệch tâm xiên. Vậy theo bác cách này có đúng không và thiên về an toàn hay không an toàn ? Thanks bác

. Chắc chắn không thể gọi là an toàn, ngược lại là quá thiếu an toàn, bạn có thể sử dụng hình 2.23 trong trang mà bạn post lên để suy luận:
  • Ngoại lực tác dụng có phương không xác định (biến đổi), còn theo bạn thì căn bình phương của Mux và Muy là theo phương gì?
  • Goi SQRT(Mux^2+Muy^2) = 1.4 Mux (nếu Mux=Muy), còn thực tế thì Muv < Mux

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

03-06-2014, 05:24

Hồ Việt Hùng

. Chắc chắn không thể gọi là an toàn, ngược lại là quá thiếu an toàn, bạn có thể sử dụng hình 2.23 trong trang mà bạn post lên để suy luận:

  • Ngoại lực tác dụng có phương không xác định (biến đổi), còn theo bạn thì căn bình phương của Mux và Muy là theo phương gì?
  • Goi SQRT(Mux^2+Muy^2) = 1.4 Mux (nếu Mux=Muy), còn thực tế thì Muv < Mux

Hi bac Hung. Cu cho la mux=muy di dung nhu cong thuc cua bac di. Nhưng trong công thức trên thì bên tư vấn họ so sánh với mô men tác động (cũng được tổng hợp dựa trên căn bình phương) với mô men thiết kế (cũng dựa trên căn bình phương) nên không phải là thiếu an toàn đâu bác. Vấn đề là luận văn ở phần trên có đề cập đến cách tổ hợp này nên không biết là luận văn dựa trên cơ sở nào và nếu được thầy cống ok thì chắc cách làm này là chấp nhận được chứ. Cách này được rất nhiều đơn vị tư vấn áp dụng như Xuân Mai, Vinaconex .. Thử so sánh với phần mềm của bác thì cách tổ hợp BĐTT phẳng hệ số an toàn cao hơn nhé (Tính với cột 600x600, N=6000,Mx=My=160KNm,thép16 D25)
1.jpg (Kích thước: 182.69 KB / Tải về: 1,093)

2.jpg (Kích thước: 182.04 KB / Tải về: 933)

0

lenam

Bài viết: 61

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

03-06-2014, 06:30

Hình ảnh dưới đây sẽ minh họa rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của phương lực tác dụng Từ hình ảnh cỏa thể thấy:
  • Căn bình phương không thể tạo thành (hoặc đại diện cho) biểu đồ tương tác (BDTT), căn bình phương của nội lực thì chắc chắn là nội lực, nhưng căn bình phương của khả năng chịu lực theo các phương độc lập thì không thể tạo nên mặt cắt ngang của BDTT
  • Để đánh giá tính an toàn, cần so sánh trong cùng phương tác dụng (đường chéo của các hình chữ nhật), ta thấy điểm biểu thị nội lực có căn bình phương bé hơn căn bình phương khả năng độc lập theo các phương, nhưng điểm đó lại nằm ngoài khu vực giới hạn bởi BDTT

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

03-06-2014, 10:06

Gửi bác Hùng. Nếu trong trường hợp này em ko xét căn tổng bình phương nữa mà xét đồng thời 2 điều kiện của BĐTT phẳng được ko : - N,Mx nằm trong BĐTT phẳng của N,Mx thiết kế - N,My nằm trong BĐTT phẳng của N,My thiết kế. Theo em cách này là đơn giản nhất (BĐTT phẳng) dễ lập, công thức đơn giản tuy hơi thiên về an toàn và ko đánh giá được hệ số huy động. Tks bác.

0

lenam

Bài viết: 61

Số lượt thích: 0

Tham gia: 20/06/2023

RE: Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép Cột

03-06-2014, 10:17

lenam

Gửi bác Hùng. Nếu trong trường hợp này em ko xét căn tổng bình phương nữa mà xét đồng thời 2 điều kiện của BĐTT phẳng được ko : - N,Mx nằm trong BĐTT phẳng của N,Mx thiết kế - N,My nằm trong BĐTT phẳng của N,My thiết kế. Theo em cách này là đơn giản nhất (BĐTT phẳng) dễ lập, công thức đơn giản tuy hơi thiên về an toàn và ko đánh giá được hệ số huy động. Tks bác.

. Bạn cũng có thể thấy trong ví dụ trên của mình, thì N,Mx và N,My đều nằm trong biểu đồ tương tác theo các phương phẳng, nhưng N,Mx,My lại nằm ngoài giới hạn của biểu đồ tương tác, Mình nghĩ nếu bạn muốn làm nhanh và gần đúng thì bạn có thể làm theo BS hoặc ACI, tài liệu của N.P.D.Hùng đã đề cập khá rõ các tiêu chuẩn này

0

Hồ Việt Hùng

Bài viết: 1,902

Số lượt thích: 253

Tham gia: 21/03/2012

Thống kê diễn dàn

Diễn dàn hiện tại có tổng cộng 6,886 bài viết trong 1,696 chủ đề

Số thành viên đã kích hoạt 10,390 (trong đó có 295 VIP Member)

Chào mừng thành viên mới nhất của diễn đàn, huy lê

0397 306 689